KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
Bs Từ Minh Trí, Bs Nguyễn Thành Tuyên,
Bs Trần Trinh Thám, Bs Hà Quang Thịnh
TÓM TẮT
Nền tảng: Tổn thương thận cấp (AKI – Acute Kidney Injury) là hội chứng lâm sàng thường gặp ở các đơn vị hồi sức tích cực. tỷ lệ mắc tổn thương thận cấp dao động từ 1 – 80% và mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì tổn thương thận cấp tuy nhiên tại An Giang chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc và mức độ tổn thương thận cấp theo tiêu chuẩn KDIGO(2012). Kết quả điều trị tổn thương thận cấp tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Tim mạch An Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện.

MÃ TÀI LIỆU

 DTCCS.2022.0047

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là G71,81± 11,84, nam nữ tương đương. Tỷ lệ mắc tổn thương thận cấp là 22,2%. Giai đoạn 2 chiếm đa số 45,6%, tiếp đến giai đoạn 3 là 36,7% và cuối cùng là giai đoạn 1 là 17,8%. Về kết quả điều trị tổn thương thận cấp tỷ lệ hồi phục hoàn toàn là 21,1%, tỷ lệ hồi phục không hoàn toàn là 31,1%, không hồi phục chiếm 12,2% và tử vong/xin về chiếm tỷ lệ cao 35,6%.
Kết luận: Tổn thương thận cấp AKI là một hội chứng nặng chiếm tỷ lệ tử vong cao

Tổn thương thận cấp (AKI – Acute Kidney Injury) là hội chứng lâm sàng thường gặp ở các đơn vị hồi sức tích cực, tổn thương thận cấp thường xảy ra thứ phát sau một số nguyên nhân như sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, sử dụng thuốc gây độc cho thận…hoặc do nhiều bệnh phối hợp, chiếm 20% các bệnh nhân nằm viện và 45% bệnh nhân ở khoa hồi sức tích cực (ICU – Intersive Care Unit). Trong các bệnh nhân nhập khoa hồi sức tích cực, khoảng 5‐8% tổn thương thận cấp cần điều trị thay thế thận với tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này đặc biệt cao khoảng 60‐80% [8], [14].Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì tổn thương thận cấp và những người còn sống sau tổn thương thận cấp sẽ tăng nguy cơ diễn tiến sang bệnh thận mạn. Vì vậy phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương thận cấp là vô cùng cần thiết. Tùy thuộc vào nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng, tỷ lệ mắc tổn thương thận cấp dao động từ 1 – 80% [13]. Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Trường Sơn, tỷ lệ tổn thương thận cấp nhập khoa hồi sức tích cực là 42,3% [8]. Tiêu chuẩn KDIGO ra đời sau đó năm 2012 là sự đồng thuận giữa các nhà thận học và các nhà hồi sức có bổ sung để có thể tính thêm một nhóm nhỏ bệnh nhân được xem là có tổn thương86 thận cấp nhẹ và sớm [12]. Tại An Giang vẫn còn ít nghiên cứu về tổn thương thận cấp trong các đơn vị hồi sức tích cực, do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện tim mạch An Giang” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc và mức độ tổn thương thận cấp theo tiêu chuẩn KDIGO(2012)
2. Kết quả điều trị tổn thương thận cấp tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Tim mạch An Giang

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/