Luận án nghiên cứu một số đặc điểm miễn dịch ở phụ nữ sảy thai liên tiếp
Luận án nghiên cứu một số đặc điểm miễn dịch ở phụ nữ sảy thai liên tiếp
Luận án tiến sỹ y học : Trần Quang Tuấn
Chuyên ngành : Dị Ứng- Miễn dịch học ; năm bảo vệ 2004
Hướng dẫn khoa học : GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng; GS.Dương Thị Cương
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2004.00156 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Sẩy thai liên tiếp là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng thuộc chuyên ngành sản-phụ khoa hiên rất quan tâm vì tỷ lê của bênh có xu huớng tăng, nguyên nhân phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn.
Đứng trên khía cạnh lâm sàng, các thầy thuốc phải đối mặt với những mong uớc chính đáng của nhiều phụ nữ và gia đình họ về quyền đuợc chia sẻ và giải đáp về bênh trạng thực tại, tuơng lai và kết quả của quá trình điều trị. Tuy nhiên, nguyên nhân sẩy thai liên tiếp ở phần lớn các truờng hợp còn chua đuợc biết rõ, hiêu quả điều trị thuờng không cao [44],[135]. Vì vậy, các thầy thuốc mong muốn có đuợc nhiều chỉ dẫn hơn nữa từ những nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng để giúp cho viêc điều trị sớm và hiêu quả hơn cho bênh lý này.
Đứng trên khía cạnh cận lâm sàng, trong những năm gần đây, nghiên cứu về miễn dịch học là một xu huớng mới, đuợc quan tâm ứng dụng. Nguời phụ nữ mang thai đuợc xem là một hình thái ghép dị gien một cách tự nhiên và thành công nhất. Khái niêm này đã đuợc Medawar đua ra từ năm 1953 và cho đến nay vẫn còn nhiều điều chua đuợc biết rõ ràng (Dẫn từ [60],[140]). Tuy nhiên những kiến thức có đuợc đã cho thấy có nhiều thay đổi ở hê thống miễn dịch ở phụ nữ mang thai để phù hợp với sự tổn tại và phát triển của thai. Đây thực chất là một cân bằng động giữa hai quá trình song hành: đó là vừa có sự thay đổi về khả năng đáp ứng miễn dịch để tạo thuận lợi cho viêc làm tổ của trứng đã thụ tinh, duy trì những kích thích hỗ trợ và kiểm soát sự phát triển của thai; đổng thời cũng có những đáp ứng theo chiều huớng ức chế phản ứng thải loại để luu giữ, bảo vê thai nhu một mô ghép. Hai quá trình này diễn ra đan xen một cách phức tạp, tuơng tác và biến đổi qua từng giai đoạn của thai kỳ để giúp thai tổn tại và phát triển trong cơ thể nguời mẹ. Hay nói cách khác, “sự thay đổi miễn dịch học trong quan hê mẹ-phôi” là một trạng thái dung nạp miễn dịch có thời hạn. Một sự tác đông nào đó làm thay đổi sai lệch trạng thái dung nạp này đều ảnh hưởng đến kết quả của quá trình mang thai. Khi nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ góc độ miễn dịch học, rất nhiều nghiên cứu ghi nhận ở phụ nữ sẩy thai liên tiếp có sự tăng cao đáp ứng miễn dịch theo chiều hướng gây độc cho phôi, giảm sự tác động của các yếu tố điều hoà miễn dịch vốn xảy ra ở phụ nữ mang thai bình thường[68],[72],[125],[156]. Vậy phải chăng trong cơ chế bệnh sinh ở sẩy thai nói chung và sẩy thai liên tiếp nói riêng, phản ứng miễn dịch gây thải loại lại đóng vai trò chủ yếu. Câu hỏi này đã và đang thu hút sự quan tâm, nỗ lực nghiên cứu của nhiều nhà miễn dịch học cũng như các nhà sản khoa.
Xuất phát từ mong muốn ứng dụng lâm sàng, góp phần làm sáng tỏ một số câu hỏi về đáp ứng miễn dịch ở phụ nữ sẩy thai liên tiếp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với ba mục tiêu sau đây:
1- Nghiên cứu một sô’ đặc điểm lâm sàng, nội tiết và mô bệnh học ở phụ nữ sẩy thai liên tiếp .
2- Nghiên cứu một sô’ thông sô’ miễn dịch ở nhóm phụ nữ này.
3- Tìm hiểu môi liên quan giữa một sô’yếu tô’ miễn dịch với nhau, và giữa một sô’ yếu tô’ miễn dịch với nội tiết.
Trên cơ sở đó chỉ ra một số đặc điểm đáp ứng miễn dịch ở phụ nữ sẩy thai liên tiếp và các yếu tố tiên lượng (nếu có) cho những phụ nữ này tại Việt Nam, góp phần cho công tác theo dõi và điều trị ngày một tốt hơn.
Trang
– TRANG PHỤ BÌA
– LỜI CAM ĐOAN
– MỤC LỤC
– DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
– DANH MỤC CÁC BẢNG
– DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, Đổ THỊ, ẢNH MINH HOẠ.
– ĐẶT VAN ĐỂ 1
– CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa và tần suất bệnh lý sẩy thai liên tiếp. 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Tần suất 3
1.2. Một số yếu tố, nguyên nhân đã được biết có liên quan
với sẩy thai liên tiếp 4
1.2.1. Di truyền-tế bào 4
1.2.2. Giải phẫu 6
1.2.3. Nôi tiết 6
1.2.4. Nhiễm khuẩn 8
1.2.5. Môi trường và tâm lý 8
1.3. Một số nghiên cứu về miễn dịch học trong sẩy thai liên tiếp 11
1.3.1.Yếu tố tự miễn dịch và sẩy thai liên tiếp 12
1.3.2. Vai trò của các kháng nguyên phù hợp tổ chức (KNPHTC)
trong sẩy thai liên tiếp 15
1.3.3. Những yếu tố phong bế 21
1.3.4. Những yếu tố gây độc cho phôi và rau thai 22
1.3.5. Rối loạn điều hoà đáp ứng miễn dịch ở người mẹ bị sẩy
thai liên tiếp 24
1.3.6. Các biên pháp miễn dịch trị liêu trong sẩy thai liên tiếp 28
– CHƯƠNG: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Nhóm chứng 31
2.1.2. Nhóm bênh 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Các thí nghiêm về miễn dịch 34
2.2.2. Các thí nghiêm về nôi tiết tố sinh dục 43
2.2.3. Thí nghiêm khảo sát mô học 47
– CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 49
3.1. Đặc điểm lâm sàng, nội tiết, mô bệnh học 49
3.1.1. Tuổi 49
3.1.2. Số lần sẩy thai 50
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng 51
3.1.4. Đặc điểm phiến đổ tế bào âm đạo nôi tiết 53
3.1.5. Đặc điểm nôi tiết sinh dục 55
3.1.6. Đặc điểm mô học 57
3.2. Đặc điểm về các thông số miễn dịch 59
3.2.1. Công thức bạch cầu 59
3.2.2. Các tế bào dưới nhóm của Lymphô 61
3.2.3. Miễn dịch thể dịch 64
3.2.4. Đáp ứng miễn dịch tế bào 70
3.3. Tương quan giữa các yếu tố miễn dịch, nội tiết 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 80
4.1. Đặc điểm lâm sàng, nội tiết, mô bệnh học 80
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và số lần sẩy thai 80
4.1.2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng 81
4.1.3. Đặc điểm về phiến đổ tế bào âm đạo nôi tiết 81
4.1.4. Đặc điểm về nôi tiết 83
4.1.5. Đặc điểm về mô bệnh học 87
4.2. Đặc điểm miễn dịch 89
4.2.1. Công thức bạch cầu 89
4.2.2. Đặc điểm miễn dịch thể dịch 96
4.2.3. Đặc điểm về miễn dịch tế bào 101
– KẾT LUẬN 111
– KIẾN NGHỊ 113
– DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 114
– TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
– PHỤ LỤC 139
Recent Comments