Nghiên cứu các hình thái lâm sàng gãy xương hàm trên và kết quả điều trị của phương pháp khâu kết hợp xương

Luận án Nghiên cứu các hình thái lâm sàng gãy xương hàm trên và kết quả điều trị của phương pháp khâu kết hợp xương.Những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hôi.Tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển phù hợp với mật đô và tốc đô của các phương tiên giao thông, trình đô và ý thức chấp hành luật lê giao thông của công dân còn kém, làm tai nạn giao thông ngày càng tăng nhanh.Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính của chấn thương hàm mặt hiên nay ở nước ta, đặc biệt là chấn thương tầng giữa mặt và gãy xương hàm trên.Tổn thương trong chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông rất đa dạng, nhẹ là các vết thương phần mềm, nặng hơn là các tổn thương xương.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00748

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Các tổn thương xương thường phức tạp và hay kèm theo chấn thương sọ não. Theo ý kiến của đa số các tác giả nước ngoài và các nghiên cứu trong nước từ khoảng 5 năm trở lại đây, chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông chiếm từ 90 – 95% [1], [2], [10], [12] trong các thương tổn xương ở vùng hàm mặt. Nếu như trước đây 10 năm gẫy xương hàm dưới chiếm tỷ lệ gấp 3 lần gẫy xương hàm trên và chỉ đứng hàng thứ 2 sau gẫy xương chi [3], [7], [11], thì trong những năm gần đây gãy xương hàm trên và các xương tầng giữa mặt tăng nhanh hơn. Từ chỗ chỉ có tỷ lệ bằng 1/3 so với gãy xương hàm dưới, đến nay tỷ lệ gãy xương hàm trên đã cân bằng, thậm chí có thời điểm đã cao hơn so với gãy xương hàm dưới. Đa số các tác giả như Pfeiper Gundlach (Đức), Neyt (Hà Lan), Killey (Anh), trong các nghiên cứu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm đầu của thập niên 60 đã đưa ra tỷ lệ chấn thương hàm mặt tăng từ 300 đến 400%. Tại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Khắc Giảng, Nguyễn Văn Thụ, Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng, trong các nghiên cứu tại Viện Răng hàm Mặt từ năm 1974 đến năm 2000 đã tổng kết tỷ lệ chấn thương hàm trên tăng đến 178%. Tổng kết trên 403 bệnh nhân chấn thương hàm mặt, Neal nhận thấy 71% gãy xương hàm trên có nguyên nhân tai nạn giao thông. Moore A.M theo dõi trên 593 bênh nhân chấn thương hàm mặt đã báo cáo 50% trong số này có nguyên nhân do tai nạn xe cô [4], [7], [8].

Điều trị gãy xương hàm trên đã trải qua cả môt chiều dài lịch sử, ngay từ những thập niên trước công nguyên loài người đã biết cách cố định xương hàm mặt bị tổn thương bằng các thiết bị thô sơ. Từ những năm 400 trước công nguyên Hypocrate đã dùng chỉ bạc buôc các răng để cố định xương hàm, năm 1779 Chopart và De Sault đã dùng vit và nẹp gỗ cố định các xương gãy, năm 1942 Miltơn Adams và Robert Ivy đã dùng chỉ thép khâu xương, tới năm 1975 Chapy đã ứng dụng Miniplate và ốc bắt vít, cũng từ đó kỹ thuật này được áp dụng rông rãi do có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, phương pháp dùng Plate bắt vít cũng chưa thể thay thế” hoàn toàn phương pháp dùng chỉ thép khâu kết hợp xương, mà 2 phương pháp này hiên vẫn tổn tại song song với những ưu thế riêng và trong nhiều trường hợp sự phối hợp 2 phương pháp đã làm tăng hiệu quả điều trị. Tại Việt nam các tác giả Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Huy Phan, Lâm Ngọc Ân, Trần Văn Trường, Nguyễn Khắc Giảng, Nguyễn Hoành Đức, Mai Đình Hưng v.v… đã đề cập tới các vấn đề điều trị các chấn thương hàm mặt ở các thời kỳ khác nhau. Luận án này góp phần đánh giá thêm chi tiết các hình thái lâm sàng gãy xương hàm trên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở nhận xét kết quả điều trị, rút ra những kết luận bổ ích nhằm phục vụ tốt hơn nữa quá trình điều trị, khắc phục, hạn chế, loại trừ di, biến chứng, từ đó góp phần xây dựng và đề xuất những chỉ định điều trị phù hợp với hoàn cảnh Việt nam nhưng vẫn đảm bảo kết quả cao. Xuất phát từ những lý do trên, luận án này được tiến hành với 2 mục tiêu:

1-Nghiên cứu các hình thái gãy xương hàm trên đã được khám và điều trị tại Viện Răng hàm mặt Hà nôi trong thời gian từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1999.

2- Phân tích, đánh giá kết quả điều trị gẫy xương hàm trên của phương pháp khâu kết hợp xương bằng chỉ thép.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỂ NGHIÊN cứu 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu gãy xương hàm trên 3
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 3
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 4
1.2. Dịch tễ học gãy xương hàm trên 4
1.2.1. Sự gia tăng về số lượng chấn thương 4
1.2.2. Nguyên nhân chấn thương 5
1.2.3. Tuổi, giới 5
1.3. Giải phẫu học liên quan đến gãy xương hàm trên 5
1.3.1. Giải phẫu xương hàm trên 5
1.3.2. Xương gò má 10
1.3.3. Giải phẫu ổ mắt 12
1.3.4. Giải phẫu mũi 13
1.3.5. Mạch máu nuôi tầng giữa mặt 14
1.4. Phân loại gẫy xương hàm trên 15
1.4.1. Gãy xương hàm trên dạng Lefort I 14
1.4.2. Gãy tháp dạng Lefort II 15
1.4.3. Gãy xương hàm trên dạng Lefort III 16
1.5. Tổn phối hợp trong gãy xương hàm trên 17
1.5.1. Tổn thương nhãn cầu 17
1.5.2. Các tổn thương liên quan đến xương trán 18
1.5.3. Hôi chứng rãnh trên hốc mắt 18
1.5.4. Tổn thương mũi 19
1.5.5. Tổn thương xoang hàm trên 19
1.5.6. Tổn thương đốt sống cổ 19
1.5.7. Tổn thương trong hộp sọ 20
1.5.8. Gãy phức hợp xương gò má hàm trên 20
1.6. Chẩn đoán hình ảnh gãy xương hàm trên 21
1.6.1. Các kỹ thuật chụp phim thông thường 21
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính 26
1.7. Điều trị gãy xương hàm trên 28
1.7.1. Điều trị bước đầu 28
1.7.2. Điều trị thực thụ 30
1.7.3. Điều trị gãy xương hàm trên một bên 38
1.7.4. Điều trị gãy Lefort I 37
1.7.5. Điều trị gãy Lefort II 39
1.7.6. Điều trị gãy Lefort III 39
1.8. Phẫu thuật điều trị biến dạng xương hàm 40
1.8.1. Phẫu thuật khoan mở xương vùng hàm mặt 39
1.9. Biến chứng sau gẫy xương hàm trên 42
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân vào nhóm nghiên cứu 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại khỏi diên nghiên cứu 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3. Phương tiên nghiên cứu 57
2.4. Phương pháp xử lý số liêu 57
CHƯƠNG 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu 58
3.1. Tổng quát bênh nhân gẫy xương hàm trên 58
3.2. Tình hình bênh nhân theo tuổi 59
3.3. Tình hình bênh nhân theo giới 60
3.4. Liên quan giữa giới và tuổi trong chấn thương 60
3.5. Phân bố bênh nhân theo thời gian xử trí 61
3.6. Nguyên nhân chấn thương 62
3.7. Lưu lượng bênh nhân vào viên 63
3.8. Lâm sàng gãy xương hàm trên 64
3.8.1. Các dấu hiệu thực thể 64
3.8.2. Các triệu chứng chủ quan 64
3.8.3. Các hình thái lâm sàng gãy xương hàm trên 65
3.9. Chẩn đoán hình ảnh gãy xương hàm trên 76
3.9.1. Phim Blondeau 76
3.9.2. Phim Hirtz 76
3.9.3. Phim Face 76
3.10. Điều trị gãy xương hàm trên 77
3.10.1. Mô tả phương pháp phẫu thuật khâu xương bằng chỉ thép 78
3.10.2. Kết quả điều trị 82
3.11. Những biến cố, biến chứng gần 97
3.11.1. Đứt chỉ thép cố định 2 hàm 97
3.11.2. Khớp cắm sai, xương gãy chưa được nắn hoàn chỉnh 97
3.12. Những biến chứng xa 97
3.12.1. Những biến chứng ở mắt 97
3.12.2. Sẹo xấu 97
3.12.3. Viêm xoang 97
3.13. Tổng hợp kết quả điều trị 98
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 99
4.1. Về kết quả nghiên cứu 99
4.2. Về nguyên nhân chân thương 100
4.3. Về vân đề tuổi 103
4.4. Về giới 104
4.5. Về vân đề thời điểm xử lý các chân thương hàm trên 105
4.6. Về các hình thái lâm sàng gãy xương hàm trên 106
4.6.1. Gẫy xương hàm trên dạng Lefort I 108
4.6.2. Gẫy xương hàm trên dạng Lefort II 108
4.6.3. Gẫy xương hàm trên dạng Lefort III 110
4.6.4. Gẫy xương hàm trên kèm tổn thương mắt 112
4.6.5. Gẫy xương hàm trên kèm tổn thương mũi 113
4.6.6. Gẫy xương hàm trên kèm CTSN và tổn thương đốt sống cổ 113
4.6.7. Gẫy bờ dưới ổ mắt và thành trước xoang hàm trên 114
4.6.8. Vấn đề chảy máu trong gẫy xương hàm trên 115
4.7. Vấn đề chẩn đoán hình ảnh 116
4.7.1. Phim mặt thẳng 116
4.7.2. Phim Hirtz 116
4.7.3. Phim Blondeau 117
4.7.4. Phim mặt nghiêng 117
4.7.5. Vấn đề chụp vi tính cắt lớp 117
4.8. Vấn đề điều trị gãy xương hàm trên 117
4.8.1. Điều trị bằng phương pháp chỉnh hình 118
4.8.2. Nắn chỉnh xương 118
4.8.3. Cố định xương gẫy 119
4.8.4. Vấn đề đường rạch trong phẫu thuật khâu kết hợp xương 119
4.8.5. Về vấn đề khoan xương, chỉ thép và mũi khoan 120
4.8.6. Vấn đề treo xương và cố định hai hàm 121
4.9. Vấn đề phòng ngừa và khắc phục các biến chứng 122
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 124
TÀI LIÊU THAM KHẢO 125
PHẦN PHỤ LỤC 136 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/