Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng

Luận văn Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng.Xẹp nhĩ (XN) là tình trạng màng nhĩ co lõm vào trong hòm tai làm giảm khoảng trống hòm nhĩ [51]. Có nhiều tên gọi khác nhau mô tả hiện tượng này tùy thuộc vào mức độ xẹp như: tympanic membrane retraction – co ké o màng nhĩ, retraction pocket túi co kéo, tympanic atelectasis – xẹp nhĩ, adhesive otitis – viêm tai dính … nhưng mỗi tên gọi chỉ mô tả được một giai đoạn bệnh chứ không phản ánh được bản chất của xẹp nhĩ là một quá trình bệnh lý, là tình trạng áp lực âm trong hòm tai tác động lên màng nhĩ do ảnh hưởng của tắc vòi, sự tiêu lớp sợi xơ của màng nhĩ khiến màng nhĩ trở nên trong, bóng, mỏng và biểu mô hòm tai teo đét chuyển từ biểu mô trụ có lông chuyển thành biểu mô lát tầng [11], [50], [47].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00175

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Xẹp nhĩ nằm trong bệnh cảnh của viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, là bệnh lý khá phổ biến trong bệnh lý tai giữa. Xẹp nhĩ chiếm khoảng từ 1 4-26% trong độ tuổi từ 5 – 1 6, trong đó chiếm 1 7,5% trong độ tuổi 9 – 1 0 ở học sinh tại Anh [39], [55]. Xẹp nhĩ ở một tai phổ biến hơn ở 2 tai, gặp với tần suất cao hơn ở người lớn [51], [58]

Có nhiều giả thuyết được đưa ra về cơ chế bệnh sinh của xẹp nhĩ, trong đó nhiều tác giả công nhận quan điểm: xẹp nhĩ là hậu quả của sự giảm áp lực trong hòm tai do rối loạn chức năng vòi [25], [16] giảm thông khí hòm nhĩ, rối loạn hệ thống đệm tai giữa [67], [22], [69] và sự biến đổi cấu trúc lớp sợi màng nhĩ [49].

Xẹp nhĩ thường không được phát hiện sớm do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, chỉ có 1 0 – 2 0% có biểu hiện ở tai, dễ nhầm lẫn với xơ nhĩ [51]. Bệnh tiến triển âm thầm qua nhiều giai đoạn, trong đó các giai đoạn có sự chuyển hóa lẫn nhau, được thể hiện đa dạng về bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn muộn màng nhĩ dính vào hòm tai, kết thúc quá trình xẹp là viêm tai giữa có cholesteatoma với tỷ lệ 30% [19], [56], [59]. Chẩn đoán xác định xẹp nhĩ dựa vào nội soi, cho phép đánh giá khá chính xác giai đoạn bệnh.

Điều trị xẹp nhĩ trong giai đoạn muộn gặp nhiều khó khăn, thường thất bại trong việc duy trì giải phẫu tai giữa, cải thiện sức nghe do tổn thương hệ thống truyền âm và không thể hồi phục biểu mô niêm mạc có lông chuyển [4], [56], [41]. Do đó chẩn đoán bệnh lý xẹp nhĩ ở giai đoạn sớm rất có ý nghĩa trong tiên lượng và điều trị bệnh.

Tổn thương của xẹp nhĩ gây ảnh hưởng chủ yếu đến chức năng tai giữa, đặc biệt là chức năng nghe. Có nhiều phương pháp đánh giá chức năng tai giữa trong đó, đo thính lực và nhĩ lượng được thực hiện không quá phức tạp, có thể triển khai được ở nhiều địa phương, cung cấp những thông tin có giá trị về chức năng nghe, chức năng vòi nhĩ, sự hiện diện của dịch trong hòm tai và độ di động của hệ màng nhĩ xương con [1], [11]. Sử dụng nội soi kết hợp với thăm dò chức năng tai giữa qua thính lực và nhĩ lượng đồ giúp đánh giá tốt những tổn thương tai giữa trong xẹp nhĩ.

Ngày nay,với việc được trang bị đầy đủ các phương tiện máy nội soi tới tận các tuyến huyện, việc chẩn đoán xẹp nhĩ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để chẩn đoán giai đoạn bệnh, những bệnh tích trong hòm nhĩ, mức độ tổn thương chức năng nghe và tắc vòi, đặc biệt ở giai đoạn sớm không thể thiếu các thử nghiệm thăm dò chức năng tai giữa. Do đó tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng” nhằm hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình thái thính lực và nhĩ lượng đồ trong các giai đoạn của xẹp nhĩ.

2. Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với tổn thương qua phẫu thuật để rút ra kinh nghiệm chẩn đoán giai đoạn bệnh và chỉ định phẫu thuật.

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Mục lục  ii

Những chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ vii

Danh mục hình, ảnh và sơ đồ viii

Đặt vấn đề  1

Chương 1 Tổng quan 3

1.1 Lịch sử nghiên cứu xẹp nhĩ 3

1.1.1 Thế giới 3

1.1.2 Việt Nam 4

1.2 Giải phẫu và sinh lý tai giữa 6

1.2.1 Giải phẫu tai giữa 6

1.2.2 Sinh lý tai giữa 9

1.3 Thử nghiệm thăm dò chức năng tai giữa 12

1.3.1 Đo thính lực đơn âm tại ngưỡng 12

1.3.2 Đo nhĩ lượng 13

1.4 Xẹp nhĩ 17

1.4.1 Bệnh sinh của xẹp nhĩ 17

1.4.2 Mô bệnh học 19

1.4.3 Triệu chứng cơ năng 20

1.4.4 Triệu chứng thực thể 20

1.4.5 Cận lâm sàng 21

1.4.6 Các thể lâm sàng: 24

1.4.7 Chẩn đoán phân biệt: 25

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.1 Số lượng bệnh nhân nghiên cứu 26

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 26

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26

2.2.2 Các chỉ số nghiên cứu 27

2.2.3 Phương tiện nghiên cứu 29

2.2.4 Các bước tiến hành 30

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 31

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 31

Chương 3 Kết quả 32

3.1 Đặc điểm lâm sàng, hình thái thính lực và nhĩ lượng đồ trong các giai

đoạn của xẹp nhĩ 32

3.1.1 Đặc điểm chung 32

3.1.2 Triệu chứng lâm sàng 33

3.1.3 Đặc điểm thính lực và nhĩ lượng 37

3.2 Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với tổn thương qua phẫu thuật…  40

3.2.1 Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với độ xẹp màng

nhĩ qua phẫu thuật 40

3.2.2 Đối chiếu thính lực, nhĩ lượng đồ với tổn thương

xương con qua phẫu thuật  47

Chương 4 Bàn luận 50

4.1 Đặc điểm lâm sàng, hình thái thính lực và nhĩ lượng đồ trong các giai

đoạn của xẹp nhĩ 50

4.1.1 Tuổi và giới 50

4.1.2 Triệu chứng cơ năng 51

4.1.3 Triệu chứng thực thể ở màng nhĩ 52

4.1.4 Đặc điểm thính lực, nhĩ lượng đồ của xẹp nhĩ 55

4.2 Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với tổn thương qua phẫu thuật….  56

4.2.1 Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với độ xẹp màng

nhĩ qua phẫu thuật 56

4.2.2 Đối chiếu thính lực và nhĩ lượng đồ với tổn thương

xương con qua phẫu thuật 58

Kết luận  61

Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lương Hồng Châu (2003), Nghiên cứu chức năng thông khí của vòi nhĩ bằng máy đo trở kháng trên bệnh nhân viêm tai giữa, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Lương Hồng Châu (2010), “Nghiên cứu biến động của thính lực và nhĩ lượng trong xẹp nhĩ”, Y học Việt Nam, 367 (2), trang 6-9.
3. Lương Hồng Châu (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của xẹp nhĩ”, Tạp chíNCKHĐại học YHà Nội, 67 (2), trang 110-114.
4. Đào Trung Dũng (2007), Đánh giá kết quả điều trị xẹp nhĩ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viên, Đại học Y Hà Nội.
5. Hoàng Vũ Giang (2003), Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Thính học ứng dụng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Nguyễn Tấn Phong (2000), “Một giả thuyết về cholesteatome”, Tạp chí thông tin YDược, số 1 0, trang 30-33.
8. Nguyễn Tấn Phong (2000), “Những hình thái biến động của nhĩ lượng đồ”, Tạp chí thông tin YDược, số 8, trang 3 2.
9. Nguyễn Tấn Phong (2006), “Quan điểm mới trong chẩn đoán, phân loại và điều trị viêm tai giữa trẻ em”, Tạp chí Tai Mũi Họng, số 1 , trang 67-69.
10. Nguyễn Tấn Phong (2009), “Phẫu thuật nội soi chức năng tai”., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Nguyễn Tấn Phong, Phạm Thị Cơi (2003 ), “Hình thái thính lực và nhĩ lượng đồ ở bệnh nhân viêm tai dính”, Nội san Tai Mũi Họng – Hội nghị Tai Mũi Họng Cần Thơ.
12. Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), Nghiên cứu những hình thái biến động của nhĩ đồ trong viêm tai màng nhĩ đóng kín, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
13. Cao Minh Thành, Nguyễn Công Thành (2012), “Xẹp nhĩ: đặc điểm lâm sàng và điều trị”, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 57-7 (1), trang 3-8.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/