NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP MẠCH MÁU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH

NGHIÊN CỨU  ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP MẠCH MÁU  VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ  DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH .Dị dạng động tĩnh mạch đầu mặt cổ (DDĐTM-ĐMC) là bệnh lý gây ảnh hưởng nặng nề về mặt chức năng, thẩm mỹ và tâm lý. Đây là loại tổn thương rất khó điều trị. Thách thức khi điều trị phẫu thuật bệnh này là nguy cơ chảy máu nhiều trong mổ, gặp khó khăn để lấy bỏ hoàn toàn và tỷ lệ tái phát còn cao. Nút mạch (NM) là phương pháp có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với phẫu thuật (PT) để điều trị khỏi hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, ở Việt nam cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về hình ảnh học cũng như khả năng điều trị của phương pháp này.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2020.00271

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu và đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng phương pháp nút mạch” với mục tiêu:
– Mô tả đặc điểm hình ảnh của dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ.
– Đánh giá kết quả nút mạch dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ.
Đóng góp của luận án:  Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về hình ảnh chụp mạch máu (CMM) và kết quả điều trị NM DDĐTM-ĐMC. Luận án có những đóng góp sau đây:
Đóng góp về hình ảnh DDĐTM-ĐMC trên CMM: phân tích hình ảnh CMM làm căn cứ để phát hiện và chẩn đoán xác định bệnh lý này, phân biệt với các tổn thương giàu mạch khác của vùng đầu mặt cổ, phân loại tổn thương theo hình ảnh CMM nhằm đề ra chiến lược điều trị thích hợp. 
Đóng góp trong điều trị NM DDĐTM-ĐMC: đề tài đã nêu bật vai trò quan trọng của NM khi phối hợp với PT trong điều trị bệnh lý này. Trong đó, NM hạn chế chảy máu trong PT, tạo điều kiện lấy bỏ hoàn toàn tổn thương, phòng ngừa tái phát sau điều trị, cải thiện tình trạng lâm sàng và nâng cao chất lượng sống cho BN. 
Bố cục luận án: luận án gồm 140 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan 40 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 32 trang; Chương 4: Bàn luận 42 trang; Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang. Luận án có 33 bảng; 14 biểu đồ; 26 hình; 101 tài liệu tham khảo. 

Chương 1.  TỔNG QUAN 
1.1. GIẢI PHẪU CHỤP MẠCH MÁU VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
 1.1.1. Đại cương
Dị dạng động tĩnh mạch đầu mặt cổ là bệnh lý bất thường mạch máu xảy ra ở vùng đầu mặt cổ. Đây là một bệnh hiếm gặp, dễ chẩn đoán nhầm với các dạng tổn thương mạch máu khác. Điều trị bệnh này rất phức tạp, khả năng tái phát cao sau điều trị.
1.1.2. Động mạch cảnh chung
Quai ĐM chủ phân các nhánh là thân ĐM cánh tay đầu, ĐM cảnh chung bên trái và ĐM dưới đòn bên trái. Thân ĐM cánh tay đầu phân nhánh ĐM cảnh chung và ĐM dưới đòn bên phải. Các ĐM đốt sống xuất phát từ ĐM dưới đòn cùng bên. 
1.1.3. Động mạch cảnh ngoài
Động mạch cảnh ngoài xuất phát từ ĐM cảnh chung và cho các nhánh:
1.1.3.1. Động mạch giáp trên: 
Phân nhánh cho tuyến giáp và thanh quản, có vòng nối với ĐM giáp dưới là nhánh của thân ĐM giáp cổ phát sinh từ ĐM dưới đòn.
1.1.3.2. Động mạch lưỡi
Cấp máu cho tuyến dưới lưỡi và dưới hàm, niêm mạc họng và hàm dưới, các cơ sàn miệng, cơ và niêm mạc lưỡi. Động mạch này có vòng nối với nhánh tương ứng của ĐM mặt.
1.1.3.3.  Động mạch mặt
Phân các nhánh cho tuyến dưới hàm, cơ cắn, hàm dưới, da và cơ khu vực dưới hàm, má, mũi và môi,  và nối với ĐM ngang mặt, ĐM hàm trên và các nhánh hầu họng của ĐM hầu lên. 
1.1.3.4. Động mạch hầu lên
Động mạch cấp máu cho niêm mạc tai mũi họng, có thể nối với các nhánh đến từ ĐM hàm trên, ĐM mặt và ĐM hàm dưới, cho nhánh thần kinh màng não cấp máu cho thần kinh X, X, XI và XII. 
1.1.3.5.  Động mạch chẩm
Phân các nhánh cấp máu cho da cơ vùng cổ, phần sau đầu và nhánh màng não, các nhánh cấp máu cho dây thần kinh mặt. 
1.1.3.6. Động mạch tai sau
Nhánh nhỏ cấp máu cho loa tai.
1.1.3.7. Động mạch hàm trên
Cho các nhánh tận: ĐM màng não giữa (có các nhánh nối với ĐM mắt, ĐM hầu lên, ĐM chẩm và ĐM đốt sống). ĐM màng não phụ, ĐM ổ răng dưới và các nhánh xa.
1.1.3.8. Động mạch thái dương nông
ĐM thái dương nông cấp máu vùng dưới da đầu, da vùng má. Động mạch này nối với nhánh trên ổ mắt của ĐM mắt. 
1.1.4. Động mạch cảnh trong
ĐM cảnh trong có các nhánh là ĐM mắt và nhánh tận là ĐM não trước, ĐM não giữa, ĐM thông sau và ĐM mạc trước.
1.1.5. Động mạch dưới đòn 
ĐM dưới đòn có 5 nhánh bên: ĐM đốt sống, ĐM ngực trong, Thân sườn cổ, Thân giáp cổ. ĐM vai xuống. 
– Động mạch đốt sống
ĐM đốt sống cho các nhánh bên gồm các nhánh cột sống và các nhánh màng não và cho nhánh tận là ĐM thân nền.
1.2. BỆNH LÝ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
1.2.1. Định nghĩa
Dị dạng động tĩnh mạch là bệnh lý dị dạng mạch dòng chảy nhanh trong đó có sự thông trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch hoặc hệ thống giường mao mạch được thay bằng ổ dị dạng (nidus) mà trong đó rất nhiều ĐM đổ trực tiếp vào TM dẫn lưu kèm theo sự dày lên và xơ hóa thành mạch.
1.2.2. Phân loại
Theo Mulliken và Glowacki (1982), bất thường mạch máu (vascular anomalies) bao gồm:
+ U máu (hemangioma)
+ Dị dạng mạch máu:  dòng chảy chậm (Dị dạng mao mạch, Dị dạng tĩnh mạch, Dị dạng bạch huyết), dòng chảy nhanh (Dị dạng động mạch, Rò động tĩnh mạch, Dị dạng động tĩnh mạch) và các hội chứng có dị dạng mạch.
Phân loại này được bổ sung và thông qua bởi Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về bất thường mạch máu (ISSVA- International Society for the Study of Vascular Anormalies) được cập nhật năm 2014.
Dị dạng động tĩnh mạch được Hudart E. (1993) phân thành 3 loại: thông động mạch – tĩnh mạch; thông tiểu động mạch – tĩnh mạch và thông tiểu động mạch – tiểu tĩnh mạch. Cho S.K. (2006) đã bổ sung thêm bằng việc phân chia loại III thành 2 dưới nhóm IIIa và IIIb.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/