Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang và rò khe mang II
Luận văn Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang và rò khe mang II.Các dị tật nang và rò khe mang hình thành trong thời kì đầu hình thành phôi thai vùng đầu cổ [5], [11], [44].
Nang và rò khe mang II (rò amiđan) thuộc nhóm bệnh lý nang và rò vùng cổ bên, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của những di tích vùng mang, mà đáng lẽ những di tích này biến mất trong quá trình phát triển của cơ thể.
Trên thế giới, các dị tật nang và rò bẩm sinh vùng cổ bên là hiếm gặp, trong đó rò khe mang II chiếm 95% tổng số dị tật liên quan đến nang và đường rò [11], [23], [28], [42].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00171 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tại Việt Nam, tỉ lệ rò khe mang II lại thấp. Theo tác giả Lê Minh Kỳ, chỉ có 7 (9,21%) trường hợp rò amiđan trong 76 trường hợp nang và rò vùng cổ bên được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1/1996 đến tháng 10/2002 [5].
Biểu hiện lâm sàng của nang và rò khe mang II nghèo nàn nên trong thực tế lâm sàng bệnh không được chẩn đoán hoặc chỉ được chẩn đoán một cách tình cờ khi đi khám bệnh lý khác. Mặt khác rò khe mang II có thể kết hợp với dị tật khác như rò ở trước tai, dị dạng vành tai, dị dạng hòm nhĩ gây nghe kém, dị tật bất sản thận nhưng hay bị bỏ sót khi thăm khám. Bên cạnh đó, các khía cạnh về mô học, phân loại nang, đường rò, các biểu hiện lâm sàng vẫn chưa được đề cập một cách chi tiết và đầy đủ.
Phương pháp điều trị tốt nhất của tất cả các bất thường khe mang là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đường rò. Các nang và đường rò không được phẫu thuật hoặc phẫu thuật lấy bỏ không triệt để sẽ có khả năng tái phát cao[ 43]. Houck J. Cho rằng tỉ lệ tái phát là 21% ở những bệnh nhân có tiền sử đã được phẫu thuật, 14% có tiền sử viêm nhiễm và 3% ở những bệnh nhân không có cả hai tiền sử trên [27]. Ở Việt Nam, tác giả Lê Minh Kỳ thống kê thấy tỷ lệ tái phát sau điều trị phẫu thuật các loại nang và rò bẩm sinh vùng cổ bên nói chung khá cao 14,7%, trong đó có 7 trường hợp nang và rò khe mang II không có biểu hiện tái phát. Tuy nhiên không thấy tác giả đề cập đến thời gian theo dõi sau phẫu thuật. Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang và rò khe mang II.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang và rò khe mang II” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng nang và rò khe mang II
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang và rò khe mang II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH DANH MỤC ẢNH DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 15
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 15
1.1.1 Thế giới 15
1.1.2 Việt Nam 17
1.2 PHÔI THAI HỌC VÙNG MANG VÀ RÒ KHE MANG II 17
1.2.1 Sự phát sinh và hình thành vùng mang 17
1.2.2 Sự phát triển các cơ quan vùng mang 19
1.2.3 Sự phát triển của các thành phần vùng cung mang II 20
1.2.3.1 Sự phát triển của cung mang II 20
1.2.3.1 Sự phát triển của túi mang ngoại bì hay khe mang II 21
1.2.3.2 Sự phát triển của túi mang nội bì hay túi mang II 21
1.2.4 Sự hình thành và biến mất của xoang cổ 21
1.2.5 Nguồn gốc phát sinh và phân loại của nang và rò khe mang II . 22
1.3 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỐ AMIĐAN, VÙNG ỨC ĐÒN CHŨM
VÀ LIÊN QUAN 24
1.3.1 Giải phẫu hố Amiđan 24
1.3.2 Giải phẫu ứng dụng vùng ức đòn chũm (hay vùng cảnh) 25
1.3.2.1 Cấu trúc 26
1.4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NANG VÀ RÒ
KHE MANG II 29
1.4.1 Đặc điểm lâm sàng của nang và rò khe mang II 29
1.4.1.1 Đặc điểm lâm sàng dạng nang khe mang II 29
1.4.1.2 Đặc điểm lâm sàng rò khe mang II 31
1.4.1.3 Dạng nang và rò khe mang II phối hợp dị tật khác 31
1.4.2 Đặc điểm cận lâm sàng và mô bệnh học của nang và rò khe
mang II 31
1.4.3 Chẩn đoán 34
1.4.3.1 Chẩn đoán xác định nang và rò khe mang II 34
1.4.3.2 Chẩn đoán phân biệt 35
1.4.4 Điều trị 35
1.4.5 Biến chứng và tái phát sau mổ 36
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Các nội dung và thông số nghiên cứu 38
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 42
2.2.3.1. Với nhóm hồi cứu 42
2.2.3.2. Với nhóm tiến cứu 42
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 45
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu 46
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 46
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 47
Chương 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 HÌNH THÁI LÂM SÀNG NANG VÀ RÒ KHE MANG II 48
3.1.1 Các đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu 48
3.1.1.1 Phân bố theo giới tính 48
3.1.1.2 Tuổi phát hiện bệnh 48
3.1.1.3 Thời gian mang bệnh 49
3.1.1.4 Các phương pháp đã điều trị trước khi vào viện 50
3.1.1.5 Bên tổn thương 50
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng 51
3.1.2.1 Triệu chứng giai đoạn viêm nhiễm 51
3.1.2.2 Triệu chứng giai đoạn không có viêm nhiễm 52
3.1.2.3 Vị trí lỗ rò ngoài da 53
3.1.2.4 Tính chất lỗ rò 53
3.1.2.5 Dị tật phối hợp 54
3.1.3 Đặc điểm mô bệnh học 54
3.1.3.1 Đại thể 54
3.1.3.2 Vi thể 55
3.2 ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NANG VÀ RÒ
KHE MANG II 58
3.2.1 Đặc điểm phẫu thuật 58
3.2.2 Khả năng tìm thấy đường rò trong phẫu thuật 58
3.2.3 Hình thái ống rò 59
3.2.4 Điểm kết thúc của quá trình phẫu tích đường rò 59
3.2.5 Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật 60
3.2.5.1 Khám lại sau mổ 60
3.2.5.2 Đánh giá kết quả phẫu thuật 61
3.2.5.3 Liên quan giữa kết quả phẫu thuật và tiền sử viêm nhiễm 62
3.2.5.4 Liên quan giữa kết quả phẫu thuật và tiền sử phẫu thuật 62
3.2.5.5 Thời gian theo dõi sau mổ 63
Chương 4 BÀN LUẬN 65
4.1 HÌNH THÁI LÂM SÀNG 65
4.1.1 Các đặc điểm chung 65
4.1.1.1 Phân bố theo giới tính 65
4.1.1.2 Tuổi khởi phát 65
4.1.1.3 Thời gian mang bệnh 66
4.1.1.4 Tiền sử điều trị 67
4.1.1.5 Bên tổn thương 68
4.1.2 Triệu chứng lâm sàng 69
4.1.2.1 Triệu chứng giai đoạn viêm nhiễm 69
4.1.2.2 Triệu chứng ngoài giai đoạn viêm nhiễm 70
4.1.2.3 Vị trí lỗ rò ngoài ra ở bờ trước cơ ức đòn chũm 71
4.1.2.4 T ính chất lỗ rò ngoài da vùng cổ trước bên 71
4.1.2.5 Các dị tật phối hợp 72
4.1.3 Đặc điểm mô bệnh học 73
4.1.3.1 Đại thể 73
4.1.3.2 Vi thể 73
4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 75
4.2.1 Đặc điểm phẫu thuật 75
4.2.2 Khả năng tìm thấy đường rò trong phẫu thuật 75
4.2.3 Hình thái ống rò tìm thấy trong phẫu thuật 76
4.2.4 Điểm kết thúc của quá trình phẫu tích đường rò 77
4.2.5 Tai biến trong và sau mổ 77
4.2.6 Đánh giá kết quả phẫu thuật 77
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đình Bảng(1991), Tập tranh giải phẫu Tai Mũi Họng. Vụ Khoa học đào tạo- Bộ Y tế, tr 190.
2. Hà Danh Đạo (2011), Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá giá trị của phương pháp phẫu thuật lấy bỏ đường rò xoang lê có bơm xanh methylen xuôi dòng, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Khôi (2006),Viêm họng amiđan và VA. Nhà xuất bản y học, tr 133-136
4. Đỗ Kính (2008), Phôi thai học người và ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 569-600.
5. Lê Minh Kỳ (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học nang và rò bẩm sinh vùng cổ bên tại Viện TMH trung ương, Luận văn tiến sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
6. Dƣơng Long Lâm(2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô học của nang và rò khe mang I, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
7. Lê Văn Lợi(1994), Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng. Phẫu thuật họng thanh thực quản. Nhà xuất bản Y học, tr 22.
8. Trịnh Văn Minh(2004), Giải phẫu người- Tập I. Nhà xuất bản Y học, tr 517-534.
9. Vũ Sản (1989), Nang và rò bẩm sinh cổ bên: Một số nhận xét về lâm sàng và điều trị qua 52 trường hợp tại viện TMH trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học y Hà Nội.
10. Võ Tấn (1993), Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr 283 – 289
Recent Comments