Nghiên cứu phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Luận án Nghiên cứu phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả. Các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyôn nhân sang chấn.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2003.00618 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tai biến mạch máu não đã và đang là vấn để thời sự cấp thiết của y học nói chung và phục hồi chức năng nói riêng đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Tai biến mạch máu não có thể xảy ra đối với tất cả mọi người không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, địa phuơng, hoàn cảnh kinh tế, xã hội. Tai biến mạch máu não thường xảy ra với những người đang ở trong dộ tuổi lao động và những người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ đáng được huởng sự chăm sóc toàn diện cả về y tế và xã hội. Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau ung thư và các bệnh tim mạch.
Tai biến mạch máu não là loại bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiẻu di chứng nặng nề và có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động của con người, dản đến tàn tật nhiều nhất. Nhiều kết quả điều tra và nghiên cứu cho thấy 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót để lại di chứng trong đó 92,96% di chứng về vận động; 68,42 di chứng vừa và nhẹ; 27,69% di chứng nặng; 92% người bênh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu cần tập luyện phục hồi chức năng [7], [42], [65]. Các di chứng do tai biến mạch máu não đặc biệt di chứng về vận động là gánh nặng không chỉ đối với bàn thân người bộnh và gia đình họ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia mà họ đang sống.
Tai biến mạch máu não là vấn đề thời sự cấp bách của y học và cũng là vấn đề thực hành liên quan đến nhiẻu chuyên khoa khác nhau như Thần kinh, Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, X – Quang, Phục hồi chức năng và Y tế Cộng đổng. Theo phân loại tàn tạt của Tổ chức Y tế Thế giới, người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não thuộc loại đa tàn tật vì ngoài khó khăn về vận dộng, nhiều người trong số họ còn có khó khăn về nhìn, khó khăn vể nghe nói, nhận thức…
Ngày nay với sự tiến bộ của y học cùng các phương tiện chẩn đoán và trang thiết bị điều trị hiện đại, số người bệnh bị tai biến mạch máu não được cứu sống ngày càng nhiều, nhưng như thế cũng có nghĩa là tỉ lệ người bị di chứng và tàn tạt do tai biến mạch máu não cũng sẽ tăng lẻn. Phục hồi chức năng thực sự đang trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu được đối với các loại tàn tật nói chung và liệt nửa người do tai biến mạch máu não nói riêng để làm giảm tối đa các di chứng và sớm đưa người tàn lật trở lại với cuộc sống độc lập của họ ở gia đình và cộng đồng.
Phục hồi chức năng nói chung, đặc biệt là phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não được nói đến từ thời Hyppocrates. Ngày nay nhiều kỹ thuật và phương pháp phục hồi đã được phổ biến và áp dụng nhiều nơi trên thế giới, phương pháp phục hổi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người cùa Bobath là một trong những phương pháp được phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất.
ở nước ta, nhiều tác giả cũng đã quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bẽnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não với các phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Nhưng chưa có tác giả nào giới thiệu và áp dụng có hệ thống phương pháp phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng vận động với chương trình tập luyện phục hồi phù hợp từng giai đoạn tiến triển của bệnh, có thể áp dụng được ở tẫt cả các tuyến và ngay tại gia đình và cộng đồng nơi mà người bệnh đang sống.
Trong điều kiện thực tế hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được một phương pháp phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng vận động cho ngươi bộnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên cơ sở ứng dụng phương pháp và kỹ thuật của các tác giả nước ngoài; có chọn lọc.cải tiến và bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thế của chúng ta hiện nay.
Recent Comments