NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM  Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ.Đái tháo đường (ĐTĐ) và thừa cân, béo phì là những yếu tố cấu thành của hội chứng chuyển hóa, đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu bởi  tốc độ phát triển nhanh chóng trên thế giới, cùng với các biến chứng mà chúng gây ra, đặc biệt biến chứng trên tim mạch.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2014 có khoảng 422 triệu người được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tỷ lệ này tăng rất nhanh, dự báo năm 2030 sẽ có khoảng 1,9 tỷ người bị béo phì và đến năm 2040 có 693 triệu người bị đái tháo đườngtrên toàn thế giới. Tại Việt Nam,theo thống kê Bệnh viện Nội tiết Trung ương tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn quốc năm 2012 là 5,42%, và con số này đã tăng lên thành 7,3% vào năm 2020[1],[2],[3],[4]. 

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2024.00012

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, đặc biệt là suy tim. Nguyên nhân được xác định là: (1) bệnh cơ tim do tổn thương trực tiếp bởi các rối loạn chuyển hóa ở mức độ tế bào cùng các tổn thương vi mạch, (2) bệnh mạch máu lớn trong đó bệnh mạch vành tổn thương đồng thời [5]. Năm 1972, Rubler S. và cộng sự trong nghiên cứucủa mình đã ghi nhận có tổn thương cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường và đưa ra khái niệm đầu tiên về bệnh cơ tim do đái tháo đường [6].Với các bệnh nhân bị suy tim do bệnh đái tháo đường thì suy chức năng tâm trương (CNTTr) đã xuất hiện sớm ngay cả khi bệnh đái tháo đường týp 2 chưa được phát hiện và chức năng tâm thu (CNTT) vẫn bình thường. Tình trạng suy tim tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể phát hiện được bằng phương pháp siêu âm tim. Đây là một trong các phương pháp cận lâm sàng hiện đại, đơn giản, mang tính chính xác cao[7], [8].
Leptin là một adipokin do mô mỡ tiết ra. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của leptin trong cơ chế bệnh sinh của béo phì và đái tháo đường.Ở bệnh nhân béo phì thường có tình trạng kháng leptin, tăng nồng độ leptin máu từ đó tác động đến hệ RAAS (Renin – Angiotensin – Aldosteron – System), làm tăng huyết áp (THA) và tại tế bào cơ tim sẽ xảy ra tình trạng tích tụ axit béo, gây phì đại, tăng quá trình chết theo chương trìnhcủa tế bào từ đó dẫn đến tổn thương về cấu trúc và chức năng tim. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ rõ ở bệnh nhân đái tháo đường, nồng độ leptin có liên quan đến sự đề kháng insulin và có thể có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa [9], [10].
Vậy đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có kèm theo tình trạng thừa cân hoặc béo phì, thì leptin có ảnh hưởng gì đến tổn thương các cơ quan đích đặc biệt là tổn thương tim mạch?Nồng độ leptin trong máu có liên quan như thế nào đến những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng bệnh nhân này?Liệu nồng độ leptin trong máu có liên quan đến những biến đổi về hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì? Đây là những vấn đề cần đi tìm lời giải. Ở Việt Nam, chưa có đề tài tìm hiểu sâu về vấn đề này, bởi vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài này và tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
1.Khảo sát sự biến đổi nồng độ leptin huyết tương và một số chỉ số hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì theo BMI.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ leptin với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ    3
1.1.1. Khái niệm và cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2    3
1.1.2. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì    7
1.1.3. Thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường, thừa cân, béo phì.    13
1.2. LEPTIN TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ    18
1.2.1. Đại cương về leptin    18
1.2.2. Tác dụng sinh lý của leptin    19
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ leptin huyết tương    24
1.2.4. Phương pháp định lượng leptin    25
1.2.5. Leptin và đái tháo đường, thừa cân, béo phì.    28
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ LEPTIN VÀ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2.    31
1.3.1. Nghiên cứu tại Việt Nam    31
1.3.2. Nghiên cứu trên thế giới    32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    35
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu    36
2.2.3. Các biến số nghiên cứu    37
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu    40
2.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán dùng trong nghiên cứu    51
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU    57
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    60
3.1.  ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    60
3.2. NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT TƯƠNG, MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM TRÊN SIÊU ÂM Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    68
3.2.1. Đặc điểm nồng độ leptin ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    68
3.2.2. Đặc điểm hình thái và chức năng tim trên siêu âm ở đối tượng nghiên cứu    73
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LEPTIN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ.    82
3.3.1. Mối liên quan giữa leptin với một số các đặc diểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    82
3.3.2. Mối liên quan giữa leptin với một số các đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    83
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    95
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    95
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    95
4.1.2. Thời gian bị bệnh đái tháo đường týp 2    97
4.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc ở đối tượng nghiên cứu    97
4.1.4. Yếu tố nguy cơ ở đối tượng nghiên cứu    99
4.1.5. Biểu hiện cận lâm sàng về tình trạng kiểm soát glucose máu của đối tượng nghiên cứu    101
4.1.6. Đặc điểm xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh và huyết học    103
4.1.7. Đặc điểm biến chứng ở đối tượng nghiên cứu    104
4.2. NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT TƯƠNG, MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM TRÊN SIÊU ÂM Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    105
4.2.1. Đặc điểm nồng độ leptin huyết tương ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    105
4.2.2. Đặc điểm hình thái và chức năng tim ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    111
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LEPTIN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ    120
4.3.1. Mối liên quan giữa leptin với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    120
4.3.2. Mối liên quan giữa leptin với một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    124
4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    132
KẾT LUẬN    133
KIẾN NGHỊ    135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.     Phân loại béo phì của WHO dành cho khu vực Châu Á    10
2.1.     Đánh giá chỉ số BMI cho người châu Á trưởng thành     52
2.2.     Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo ESC – 2018    53
2.3.     Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn ESC 2019    53
3.1.     Đặc điểm tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh (TGPHB) củacác đối tượng nghiên cứu    60
3.2.     Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu    61
3.3.     Đặc điểm điều trị thuốc ở bệnh nhân nghiên cứu    62
3.4.     Đặc điểm lâm sàng của đối tượng đái tháo đường    63
3.5.     Đặc điểm glucose máu, HbA1c của các nhómđối tượng nghiên cứu    64
3.6.     Đặc điểm thành phần lipid máu và rối loạn lipid củacác nhóm đối tượng nghiên cứu    65
3.7.     Kết quả xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh và huyết học.    66
3.8.     Đặc điểm biến chứng mắt, thận, đột quị não củađối tượng đái tháo đường    67
3.9.     Đặc điểm nồng độ leptin huyết tương ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    68
3.10.     Đặc điểm nồng độ leptin theo BMI ở đối tượng nghiên cứu    69
3.11.     Đặc điểm nồng độ leptin ở các nhóm đối tượng nghiên cứutheo thời gian phát hiện bệnh    69
3.12.     Đặc điểm nồng độ leptin huyết tương ở đối tượng đái tháo đường tính theo số trung vị của nhóm chứng    70
3.13.     Đặc điểm nồng độ leptin theo biến chứng mắt và thậnở đối tượng đái tháo đường    71
3.14.     Đặc điểm nồng độ leptin theo biến chứng đột quị não và tổn thương mạch vành ở đối tượng đái tháo đường    72
3.15.     Hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố vớinồng độ leptin ở nhóm đái tháo đường    72
Bảng    Tên bảng    Trang

3.16.     Đặc điểm hình thái tim ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    73
3.17.     Chức năng tâm thu ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    74
3.18.     Phì đại thất trái ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    75
3.19.     Chức năng tâm trương thất trái ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    75
3.20.     Rối loạn chức năng tâm trương ở các nhómđối tượng nghiên cứu    77
3.21.     Mức độ rối loạn chức năng tâm trương ở các nhómđối tượng nghiên cứu    77
3.22.     Đặc điểm một số chỉ số hình thái tim ở các nhóm đái tháo đường không có THA    77
3.23.     Mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái tim với huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thừa cân hoặc béo phì.    78
3.24.     Mối liên quan giữa một số chỉ số chức năng tim với huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    79
3.25.     Chức năng tâm thu thất phải ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    80
3.26.     Mối liên quan giữa leptin với tuổi, giới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì     82
3.27.     Mối liên quan giữa leptin với yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    82
3.28.    Tương quan giữa leptin với các chỉ số sinh trắc, tuổi, huyết áp và thời gian phát hiện bệnh (TGPHB) ở nhóm nghiên cứu    83
3.29.     Tương quan giữa leptin và một số chỉ số xét nghiệm máu ở nhóm nghiên cứu    83
3.30.     Mối liên quan giữa leptin với một số chỉ số hình thái tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    84
3.31.     Mối liên quan giữa leptin với một số chỉ số chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    85
3.32.     Tương quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số hình thái tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    86
3.33.     Tương quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.    87
Bảng    Tên bảng    Trang

3.34.     Tương quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số hình thái chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thừa cân hoặc béo phìcó tăng huyết áp.    88
3.35.     Tương quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số hình thái chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thừa cân hoặc béo phìkhông tăng huyết áp.    89
3.36.     Tương quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số hình thái chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thừa cân hoặc béo phìcó tổn thương mạch vành.    90
3.37.     Mối liên quan giữa leptin, HATT, BMI, HbA1c, mức lọc cầu thận với chỉ số khối cơ thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân béo phì    91
3.38.     Mối liên quan giữa leptin, tuổi, HbA1c, vòng bụng, mạch, thời gian bị THA với e’ VLT ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2có thừa cân béo phì    91
3.39.     Mối liên quan giữa leptin, tuổi, HbA1c, MLCT, BMI, thời gian bị THA với e’ TB ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2có thừa cân béo phì    92
3.40.     Mối liên quan giữa leptin, tuổi, thời gian bị THA, BMI, HbA1c, MLCT với E/e’ TB ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2có thừa cân béo phì    92
3.41.     Mối liên quan giữa leptin, tuổi, thời gian bị THA, BMI, HbA1c, biến chứng thận với E/e’ trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân béo phì.    93
3.42.     Mối liên quan giữa nồng độ leptin với phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở nhóm NC    94
3.43.    Tương quan hồi quy đa biến xác định liên quan giữa leptin với rối loạn chức năng tâm trương thất tráiở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân béo phì    94
4.1.     Đặc điểm EF (%) và D (%) ở các nhóm đối tượng nghiên cứu    117
4.2.     Mối liên quan giữa nồng độ leptin với một số chỉ số siêu âm tim ở nam và nữ của đối tượng nghiên cứu     129

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/