TẦN SUẤT, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN PHẪU THUẬT TIM HỞ

TẦN SUẤT, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN PHẪU THUẬT TIM HỞ
Nguyễn Lê Phước1, Lê Minh Khôi2,
1 Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tần suất, các yếu tố nguy cơ và ý nghĩa tiên lượng của rối loạn chức năng tâm thu thất phải (RLCNTTTP) ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả có phân tích trên bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tim hở tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 105 BN. Tỉ lệ BN có đủ cả ba thông số của RLCNTTTP chiếm 29,5%, trong khi nếu chỉ tính một thông số thì tỉ lệ cao nhất là 87,6%. Các yếu tố nguy cơ của RLCNTTTP sau mổ gồm suy giảm chức năng thất phải trước mổ, rung nhĩ, kháng đông, mức độ hở van ba lá, diện tích thất phải cuối kỳ tâm trương trước mổ. RLCNTTTP làm tăng các chỉ điểm của bệnh nặng trong giai đoạn hồi sức như thời gian sử dụng thuốc vận mạch, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện. Kết luận: RLCNTTTP thường gặp sau phẫu thuật tim hở và có ý nghĩa tiên lượng nặng trong giai đoạn hồi sức.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02627

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Vai trò quan trọng của thất phải (TP) ngày càng được chứng minh, đặc biệt là trong phẫu thuật tim và hồi sức phẫu thuật tim. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giá trị tiên lượng của RLCNTTTP trong phẫu thuật van tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép tim và đặt dụng cụ hỗ trợ thất trái. Tỉ lệ sống còn trong những trường hợp có suy thất phải nặng sau phẫu thuật tim chỉ đạt 25%-30%. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm cũng như là chiến lược phòng ngừa và điều trị suy thất phải
[5]. Trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật, tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải lên đến 50% ở bệnh nhân huyết động không ổn định [4]. Rối loạn chức năng thất phải có giá trị tiên lượng [3], [8], thậm chí còn tốt hơn so với rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân phẫu thuật tim [6]. Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về thất phải [1], [2] và chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để khảo sát vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với ba mục tiêu: (1) Khảo sát sự biến đổi về chức năng thất phải trên siêu âm tim trong giai đoạn chu phẫu ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật tim; (2) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến RLCNTTTP trong giai đoạn chu phẫu và (3) Nghiên cứu giá trị tiên lượng mức độ nặng trong giai đoạn hồi sức của RLCNTTTP

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/