Thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi trong vắc xin thương hàn Vi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Luận văn Thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi trong vắc xin thương hàn Vi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế.Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể nào đó. Việc sử dụng vắc xin đã đẩy lùi nhiều bệnh: Loại trừ bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván và thương hàn v.v…

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do trực khuẩn Salmonella typhi gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, viêm cơ tim, có nguy cơ dẫn đến tử vong.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00212

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Vắc xin thương hàn ra đời (vắc xin thương hàn uống, vắc xin thương hàn Vi Polysaccharide, vắc xin thương hàn Vi cộng hợp.) đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh thương hàn.

Hiệu quả của vắc xin thương hàn Vi được đánh giá trong phòng thí nghiệm chủ yếu thông qua kiểm định hàm lượng kháng nguyên Vi. Theo WHO, tất cả các quy trình kiểm định đều phải được xây dựng dựa trên tính khoa họ c và tính khả thi, nghĩa là phải thẩm định quy trình trước khi áp dụng chính thức [39]. Trong quá trình áp dụng, khi có sự thay đổi của các yếu tố tham gia vào quy trình (thay đổi kỹ thuật, thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay đổi trang thiết bị, dụng cụ.), thì quy trình phải được tiến hành thẩm định lại. Việc thẩm định lại có thể là thẩm định toàn phần hay thẩm định một phần.

Quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi có trong vắc xin thương hàn Vi được tiến hành dựa trên kỹ thuật điện di miễn dịch tên lửa (Rocket immunoelectrophoresis), đây là phương pháp đã có trong dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ IV (DĐVN IV) [23]. Quy trình này đã được thẩm định và thực hiện tại khoa Kiểm định vắc xin Vi khuẩn, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế từ năm 2000 [21]. Tuy vậy, việc thẩm định quy trình này trước đây chưa đầy đủ, chưa đánh giá độ mạnh và độ đặc hiệu của quy trình. Mặt khác, bộ nguồn sử dụng trong điện di được xác lập qua thẩm định quy trình trước đây có hiệu điện thế đầu ra được cài đặt b ằng kỹ thuật số, luôn ổn định ở mức 86 V, bộ nguồn này nay đã hỏng. Bộ nguồn thay thế mới có hiệu điện thế đầu ra được cài đặt b ằng núm cơ họ c, từng nấc, không liên tục và chỉ số vôn kế đầu ra nằm ngoài khoảng hiệu điện thế đã thẩm định trước. Hoạt động của bộ nguồn mới này có đáp ứng với quy trình, cho kết quả kiểm định có độ tin cậy cao hay không thì phải được thẩm định.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:

Thẩm định quy trình xác định hàm lượng kháng nguyên Vi trong vắc xin thương hàn Vi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Với mục tiêu cụ thể như sau:

1. Đánh giá độ tuyến tính và vùng tuyến tính (Linearity & Range);

2. Đánh giá độ đúng (Accuracy);

3. Đánh giá độ chính xác (Precision);

4. Đánh giá độ mạnh (Robustness);

5. Đánh giá độ đặc hiệu (Specificity).

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 11

1.1 Thẩm định quy trình 11

1.1.1 Khái niệm về phương pháp, quy trình 11

1.1.2 Khái niệm về thẩm định và các loại thẩm định 13

1.1.3 Các thong số cần xác định trong thẩm định quy trình xét nghiệm.. 15

1.2 Bệnh thương hàn và vắc xin thương hàn Vi 20

1.2.1 Bệnh thương hàn 20

1.2.2 Vắc xin thương hàn Vi 29

1.3 Kỹ thuật điện di miễn dịch hình tên lửa (Rocket immunoelectrophoresis)  35

1.3.1 Nguyên lý 35

1.3.2 Kỹ thuật 36

1.3.3 Tính kết quả và biện luận 36

1.3.4 Ứng dụng của kỹ thuật điện di miễn dịch tên lửa 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Đối tượng nghiên cứu 38

2.2 Vật liệu nghiên cứu 38

2.3 Phương pháp nghiên cứu 40

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu độ tuyến tính và vùng tuyến tính 40

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu độ đúng 42

2.3.3 Thiết kế nghiên cứu độ chính xác 44

2.3.4 Thiết kế nghiên cứu độ mạnh 47

2.3.5 Thiết kế nghiên cứu độ đặc hiệu 47

2.4 Quy trình kỹ thuật 49

2.5 Cách tính kết quả 51

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1 Đường chuẩn 52

3.1.1 Độ tuyến tính 52

3.1.2 Vùng tuyến tính 58

3.2 Độ đúng 62

3.3 Độ chính xác 65

3.3.1 Tính lặp lại 65

3.3.2 Tính chính xác trung gian 67

3.4 Độ mạnh 69

3.5 Độ đặc hiệu 70

Chương 4: BÀN LUẬN 72

4.1 Đường chuẩn 72

4.1.1 Độ tuyến tính 72

4.1.2 Vùng tuyến tính 72

4.2 Độ đúng 74

4.3 Độ chính xác 75

4.3.1 Lặp lại 75

4.3.2 Tính chính xác trung gian 75

4.4 Độ mạnh 76

4.5 Độ đặc hiệu 76

KẾT LUẬN 78

KIẾN NGHỊ 79 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/