Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 3 xã của huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 3 xã của huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015.Già hóa dân số đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số thế giới đang bị “già hóa” do mức độ sinh giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng [9]. Theo ước tính, từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% lên 22%, tương ứng khoảng 605 triệu người lên tới 2 tỷ người [34]. Tại Việt Nam, điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đình của Tổng cục thống kê thời điểm 01/4/2013 cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên của Việt Nam là 10,5% tổng số dân. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo, tỷ lệ NCT ở nước ta sẽ tăng rất nhanh và có thể đạt 16,8% vào năm 2029 [12, 13].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00309

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Việc chuyển đổi cơ cấu dân số là một thách thức đối với toàn nhân loại, trong đó có vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) của NCT. CLCS được xem là một chỉ số sức khỏe quan trọng, có tính đa chiều, chủ quan cao và gắn với bối cảnh văn hóa, xã hội cụ thể [4]. Vì vậy, các nghiên cứu về CLCS của NCT thường sử dụng các bộ công cụ, thang đánh giá đa dạng, được xây dựng cho từng nhóm đối tượng cụ thể và chuẩn hóa phù hợp với từng quốc gia.
Đánh giá được tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe NCT cũng như vai trò của NCT đối với cộng đồng, năm 2010, Hội Y tế Công cộng (YTCC) Việt Nam đã xây dựng mô hình giảm thiểu nguy cơ và cải thiện sức khoẻ NCT dựa vào cộng đồng thông qua sự tham gia của Hội YTCC Huyện Tiền Hải, Thái Bình. Thái Bình là một trong những tỉnh đầu tiên thành lập Hội YTCC tuyến tỉnh và một số chi hội tuyến huyện. Với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo chi Hội YTCC huyện và sự tham gia nhiệt tình của mạng lưới hội viên rộng khắp trên địa bàn, huyện Tiền Hải đã được chọn là địa điểm triển khai thí điểm mô hình can thiệp trên. Mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng đã đào tạo kỹ năng truyền thông và tư vấn cho các hội viên tình nguyện YTCC cao tuổi tại xã
Phương Công và thị trấn Tiền Hải. Họ đã đi đến các cụm hộ gia đình để giáo dục sức khoẻ và giảm các nguy cơ sức khoẻ (tập trung vào giảm hút thuốc lá và giảm uống rượu bia). Sau 5 năm triển khai, chương trình đã đạt được các kết quả nhất định trong việc nâng cao sức khỏe NCT, góp phần cải thiện thực thi chính sách về NCT ở tuyến cơ sở và tạo điều kiện cho NCT được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ [1, 2].
Năm 2015, Hội YTCC Việt Nam tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của chương trình tại một số xã của huyện Tiền Hải, trong đó có 3 xã: Nam Hà, Tây Giang, Đông Cơ. Để có cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động can thiệp phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp, cần thiết phải đưa ra các kết quả nghiên cứu ban đầu về thực trạng CLCS và chỉ ra các yếu tố liên quan đến CLCS của NCT tại địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, của Hội YTCC Việt Nam triển khai nghiên cứu “Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 3 xã của huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………4
1.1. Một số khái niệm ………………………………………………………………………………….4
1.1.1. Người cao tuổi……………………………………………………………………………………..4
1.1.2. Già hóa dân số …………………………………………………………………………………….4
1.1.3. Chất lượng cuộc sống……………………………………………………………………………4
1.1.4. Các khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam……5
1.2. Đặc điểm người cao tuổi Việt Nam ………………………………………………………..7
1.2.1. Đặc điểm kinh tế và xã hội…………………………………………………………………….7
1.2.2. Vấn đề sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ và tiếp cận với các dịch vụ y tế………….9
1.2.3. Tiếp cận quyền lợi và quyền pháp lý dựa theo luật và chính sách Việt Nam 10
1.2.4. Vai trò của NCT trong gia đình, cộng đồng và xã hội……………………………..10
1.3. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trên thế giới
và Việt Nam ……………………………………………………………………………………………….10
1.3.1. Công cụ đo lường ……………………………………………………………………………….10
1.3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của NCT trên thế giới và Việt Nam……….12
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ………….14
1.4. Mô hình can thiệp nâng cao sức khỏe NCT qua sự tham gia chủ động tích
cực của hội viên YTCC cao tuổi trong chương trình can thiệp YTCC tại Tiền
Hải, Thái Bình ……………………………………………………………………………………………20
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………….21
KHUNG LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………………….22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..23
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………….23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………..23
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………….23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………..23
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu …………………………………………….24
2.5.1. Quy trình thu thập số liệu…………………………………………………………………….25
HUPHiii
2.5.2. Nhiệm vụ của điều tra viên và giám sát viên ………………………………………….26
2.6. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………….28
2.7. Biến số nghiên cứu………………………………………………………………………………29
2.8. Một số khái niệm, thang đo sử dụng trong nghiên cứu …………………………37
2.8.1. Sự hài lòng với cuộc sống ……………………………………………………………………37
2.8.2. Thang đo……………………………………………………………………………………………37
2.8.3. Cách tính điểm và phân loại ………………………………………………………………..37
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………..38
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục sai số………………………38
2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………38
2.10.2. Sai số và cách khắc phục…………………………………………………………………..39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..40
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. …………………………………………40
3.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi……………………………………………..42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi …..48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..54
4.1. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ………………………………………………55
4.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ……….59
4.2.1. Giới tính ……………………………………………………………………………………………59
4.2.2. Tuổi…………………………………………………………………………………………………..59
4.2.3. Trình độ học vấn ………………………………………………………………………………..60
4.2.4. Tình trạng hôn nhân……………………………………………………………………………61
4.2.5. Nghề nghiệp trước đây………………………………………………………………………..61
4.2.6. Tình trạng mắc bệnh mạn tính ……………………………………………………………..62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..64
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………65
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..66
PHỤ LỤC 1. THÔNG TIN VỀ DÂN SỐ CỦA 3 XÃ NGHIÊN CỨU ……………70
PHỤ LỤC 2. CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN CỠ MẪU CỦA NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………………..71
PHỤ LỤC 3: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN………………………………………………….72
HUPHiv
PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG…………………………………………………………………………………………………………87
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ TẢ …………………………….9

DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ
Hình 1 – Khung lý thuyết nghiên cứu…………………………………………………………..22
Bảng 3. 1: Thông tin chung của NCT tham gia nghiên cứu ……………………………….40
Bảng 3. 2: Phân bố tần suất gặp các vấn đề sức khỏe thể chất của người cao tuổi (n
= 335) …………………………………………………………………………………………………………42
Bảng 3. 3: Phân bố tần suất gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần/mối quan hệ hỗ trợ
trong sinh hoạt của người cao tuổi (n=335) ……………………………………………………..43
Bảng 3. 4: Phân bố tần suất gặp các vấn đề về kinh tế của người cao tuổi (n=335).44
Bảng 3. 5: Phân bố tần suất gặp các vấn đề về khả năng lao động của người cao tuổi
(n=335)……………………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3. 6: Đánh giá của NCT về các vấn đề liên quan đến môi trường sống (n=335)
…………………………………………………………………………………………………………………..45
Bảng 3. 7: Đánh giá của NCT về các khía cạnh CLCS (n=335) …………………………45
Bảng 3. 8: Phân bố điểm trung bình CLCS của NCT theo các khía cạnh …………….46
Bảng 3. 9: Điểm trung bình các khía cạnh CLCS trong nhóm nam và nữ ……………47
Bảng 3. 10: Xếp hạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi…………………………47
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi với
giới tính, nhóm tuổi và trình độ học vấn………………………………………………………….49
Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa trung bình CLCS của NCT với tình trạng hôn nhân
và người sống cùng ………………………………………………………………………………………50
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với nghề nghiệp của
người cao tuổi………………………………………………………………………………………………51
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa trung bình CLCS của NCT và tình trạng sức khỏe52
Bảng 3. 15: Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan tới
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi…………………………………………………………5

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/