Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021.Sinh con là một thiên chức thiêng liêng cao cả trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy nhiên để cuộc sinh đẻ diễn ra được như ý “mẹ tròn con vuông” thì chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Ông cha ta đã có câu “chửa đẻ cửa mả” để nói về những nguy hiểm của người phụ nữ trong quá trình mang thai cũng như chuyển dạ sinh đẻ.
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu bà mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường thì phương pháp sinh thường vẫn là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, gần đây từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cho thấy tỷ lệ phẫu thuật lấy thai ngày càng gia tăng, và đang là xu hướng chung của thế giới và ở cả Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới cho thấy nếu như tỷ lệ phẫu thuật lấy thai trong những 70 năm là từ 5-7%, thì đến năm 2003, tỷ lệ này đã tăng lên đến 20-30% [33] [24]. Tại Việt Nam, tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã tăng từ 9% những năm 60 [24] lên đến 54,4% ở năm 2017 [14], tại Bệnh viện Hùng Vương là 33% [24], tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn là 66,0% [12] và tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 56,67% [25].
Không thể phủ nhận những ưu điểm do phương pháp phẫu thuật lấy thai mang lại. Trong một số trường hợp phẫu thuật lấy thai là an toàn hơn so với phương pháp sinh thường cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 1985, cho rằng tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tốt nhất chỉ nên từ 5-10%.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00257 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Khi tỷ lệ này lớn hơn 15% thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho cả mẹ và con [24]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới liên quan đến phẫu thuật lấy thai đã khẳng định lại sự đúng đắn của khuyến cáo trên. Người ta thấy rằng mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ phẫu thuật lấy thai nhưng không có bằng chứng cho thấy có sự giảm bệnh suất và tử suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó bằng chứng lại cho thấy có sự tăng tỷ lệ các biến chứng liên quan đến phẫu thuật lấy thai như: tử vong, chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung, tăng nguy cơ rau, rau cài răng lược, về phía con có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, tổn thương trong phẫu thuật, suy hô hấp sau sinh…[24].
Do vậy, để hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn do phẫu thuật lấy thai gây ra, thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ phẫu2 thuật viên, thì không thể không kể đến vai trò theo dõi, chăm sóc, hỗ trợ sản phụ trước, trong và sau phẫu thuật lấy thai của các điều dưỡng, kĩ thuật viên [18]. Việc chăm sóc sản phụ ngay trong những giờ đầu phẫu thuật lấy thai đúng cách sẽ giúp cho sản phụ phục hồi tốt hơn và nhanh hơn, giảm thiểu các tai biến trong quá trình phẫu thuật lấy thai gây ra như: tác dụng phụ của thuốc mê, chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ … Tại khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, hàng năm đều tiếp nhận một số lượng sản phụ đến thực hiện phẫu thuật lấy thai, việc chăm sóc sản phụ trong những giờ đầu luôn được lãnh đạo khoa cũng như lãnh đạo bệnh viện luôn đặc biệt quan tâm. Bởi vai trò và trách nhiệm của các điều dưỡng, kĩ thuật viên trong giai đoạn quan trọng này có thể dẫn dến những kết cục khác nhau của người phụ nữ, từ sống đến chết, từ sức khỏe đến tổn thương thể chất với những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần và tình cảm của bà mẹ và trẻ em. Sản phụ sau phẫu thuật lấy thai thông thường sẽ được nằm chăm sóc và theo dõi tại khoa Gây Mê Hồi Sức trong vòng 6 giờ đầu để theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời những biến chứng sau phẫu thuật lấy thai và các biến chứng do thuốc gây tê tủy sống, sau đó nếu tình trạng sản phụ ổn định sẽ được chuyển về khoa chăm sóc sau sinh thường để tiếp tục chăm sóc và theo dõi. Do vậy để đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu tại khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Phụ Sản của điều dưỡng viên hiện nay ra sao? Những nội dung hoạt động chăm sóc nào đã thực hiện tốt; nội dung hoạt động chăm sóc nào chưa thực hiện tốt?
Liệu những sản phụ đã hài lòng với những hoạt động chăm sóc trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai của điều dưỡng tại khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hay không? Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học xác thực giúp bản thân mỗi điều dưỡng và người quản lý biết được những hoạt động chăm sóc nào còn hạn chế để có giải pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.
2. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về công tác chăm sóc 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………… ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….. 4
1.1. Tổng quan về phẫu thuật lấy thai ……………………………………………….. 4
1.2. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn Quốc gia ………………….. 6
1.3. Tổng quan về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh ………… 11
1.4. Chất lượng chăm sóc ……………………………………………………………… 14
1.5. Sự hài lòng …………………………………………………………………………… 16
1.6. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ………………………… 19
1.7. Một số thông tin khái quát về địa điểm nghiên cứu ……………………… 22
1.8. Giới thiệu Quy trình chăm sóc 6 giờ đầu lấy thai tại khoa Gây mê Hồi
sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. ……………………………………………………. 23
1.9. Khung lý thuyết …………………………………………………………………….. 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 26
2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………. 27
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………… 27
2.4. Thiết kế nghiên cứu: ………………………………………………………………. 27
2.5. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………….. 27
2.6. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………….. 28
2.7. Các biến số và chỉ số của nghiên cứu ………………………………………… 282.8. Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………….. 30
2.9. Phương pháp, công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu …………………….. 32
2.10. Các loại sai số có thể gặp và cách khắc phục…………………………….. 34
2.11. Phương pháp phân tích số liệu ……………………………………………….. 35
2.12. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………… 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 36
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………… 36
3.2. Thực trạng chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai 38
3.3. Sự hài lòng của sản phụ về một số hoạt động chăm sóc của điều dưỡng
viên trong vòng 6 giờ đầu sau PTLT. …………………………………………….. 43
3.3. Đánh giá sơ bộ sự hài lòng của sản phụ về các hoạt động chăm sóc 6
giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai ……………………………………………………… 46
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 48
4.1. Bàn luận về thực trạng công tác chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau
phẫu thuật lấy thai của điều dưỡng viên khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện
Phụ Sản năm 2021. ……………………………………………………………………… 48
4.2. Bàn luận về sự hài lòng của sản phụ về công tác chăm sóc của điều
dưỡng viên trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai. ………………………….. 60
4.3. Bàn luận về một số điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu …………… 63
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 65
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………… 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 67
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của sản phụ …………………………. 36
Bảng 3.2: Thông tin về lần sinh con hiện tại của sản phụ ………………………. 37
Bảng 3.3: Một số thông tin chung của điều dưỡng viên …………………………. 37
Bảng 3.4: Thực trạng về hoạt động chào hỏi, giới thiệu bản thân …………….. 38
Bảng 3.5: Thực trạng hoạt động bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót
chuyên môn ………………………………………………………………….. 38
Bảng 3.6: Thực trạng hoạt động theo dõi, đánh giá người bệnh ……………… 39
Bảng 3.7: Thực trạng theo dõi, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn ………………… 39
Bảng 3.8: Thực trạng kiểm tra, khám vú, khám bụng, sonde tiểu ……………. 40
Bảng 3.9: Thực trạng theo dõi, kiểm tra tử cung, sản dịch, vết mổ ………….. 40
Bảng 3.10: Hoạt động hỗ trợ sản phụ …………………………………………………. 41
Bảng 3.11: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe ………………………………….. 41
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện đạt các bước trong quy trình chăm sóc
sản phụ sau PTLT của điều dưỡng ……………………………………. 42
Bảng 3.14: Sự hài lòng của sản phụ về hoạt động chào hỏi, tự giới thiệu bản
thân của điều dưỡng ……………………………………………………….. 43
Bảng 3.15: Thực trạng và sự hài lòng của sản phụ về các hoạt động bảo đảm
an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn ………………………… 44
Bảng 3.16: Sự hài lòng của sản phụ về hoạt động theo dõi, đánh giá của điều
dưỡng ………………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.17: Hoạt động hỗ trợ sản phụ vệ sinh cá nhân, vận động ……………. 45
Bảng 3.18: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe ………………………………….. 45vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng tỷ lệ mức độ Đạt số bước trong quy trình ……………… 43
Biểu đồ 3.2: Tổng hợp thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc sản phụ
của điều dưỡng trong vòng 6 giờ đầu sau PTLT và sự hài lòng của
sản phụ ………………………………………………………………………….. 46
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ đánh giá sự hài lòng chung của SP về các hoạt động chăm
sóc 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai ………………………………….. 47
Biểu đồ 3.4: Khả năng sản phụ sẽ giới thiệu người thân, bạn bè và quay trở lại sử
dụng dịch vụ tại bệnh viện khi có nhu cầu . …………………………..
Recent Comments