Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019. Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) trên người bệnh nằm viện là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế [7]. Các khảo sát cho thấy việc đặt ống thông tiểu là rất phổ biến với 17,5% NB ở 66 bệnh viện Châu Âu có ống thông tiểu và 23,65% tại 183 bệnh viện tại Mỹ [48]. Theo nghiên cứu của Evelyn Lo (2014) có đến 12% – 16% người bệnh nội trú bệnh viện sẽ phải đặt ống thông tiểu vào một lúc nào đó trong thời gian nằm viện [44]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tỷ lệ NKTN chiếm hơn 30% số người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện [31], trong đó 80% các trường hợp NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu [7] [34] [48]. Trong báo cáo giám sát của NHSN năm 2011 có 45-79% NB trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho người lớn có ống thông tiểu, 23% trong phẫu thuật và 9% ở các cơ sở phục hồi chức năng [36]. Không những vậy, 3% trong số những NB này sẽ bị nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 10% theo khuyến cáo của APIC [27].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00258 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế tỷ lệ NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu khoảng 15% – 25% [7]. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu trong NKTN là vi khuẩn, virut và ký sinh trùng. Tại bệnh viện Chợ Rẫy khảo sát từ 16.106 mẫu nước tiểu trong thời gian 5 năm từ 2007-2011 cho thấy tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính trung bình là 20,05% (3229/16106) và vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong NKTN là E.Coli từ 36,8% (2008) đến 49,6% (2010) [2]. Số liệu khảo sát tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ NKTN trong năm 2012 là 8,4% [13], tỷ lệ NKTN trên NB đặt ống thông tiểu tại Khoa tiết niệu bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là 36,7% và vi khuẩn xâm nhập theo đường ngoài ống chiếm 54,5% cao hơn đường trong ống là 45,5% [16].
Trong nghiên cứu của Bernard và cộng sự (2012) cho thấy vai trò của ĐDV trong việc chăm sóc ống thông tiểu khi được hướng dẫn, đào tạo thường xuyên về cách quản lý ống thông tiểu phát huy hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc NKTN [30]. Các ĐDV có trách nhiệm chính trong việc tránh các tác động đến ống thông tiểu không cần thiết, thực hiện những kỹ thuật vô khuẩn, duy trì hệ thống dẫn lưu2 nước tiểu kín, chăm sóc vệ sinh ống thông tiểu…. Việc hướng dẫn các vấn đề về phòng ngừa NKTN, đặt ống thông tiểu, lựa chọn ống thông tiểu và đánh giá hàng ngày về ống thông tiểu cũng như giới hạn thời gian lưu ống thông được báo cáo có liên quan đến việc giảm tỷ lệ NKTN [39].
Hầu hết các nghiên cứu về NKTN liên quan đến ống thông tiểu ở Việt Nam tập trung vào việc xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn trong khi nghiên cứu về công việc điều dưỡng viên liên quan đến chăm sóc NB đặt ống thông tiểu chưa nhiều. Mặc dù điều dưỡng viên tham gia toàn bộ quá trình đặt, chăm sóc và theo dõi người bệnh lưu ống thông tiểu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa NKTN.
Năm 2018, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải An thực hiện tại Khoa Hồi sức cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia đã cho biết tỷ lệ NKTN trên NB Bỏng cao với 15,69%, những bệnh nhân bị bỏng vùng sinh dục, vùng bẹn hay vùng mông có tỷ lệ NKTN cao hơn các vùng bỏng khác, thời gian lưu ống thông tiểu càng dài tỷ lệ NKTN càng cao [1] [58]. Tuy nhiên nghiên cứu trên chưa đề cập đến công tác chăm sóc của người điều dưỡng viên là những người tiếp xúc trực tiếp với ống thông tiểu hằng ngày mà theo khuyến cáo của Bộ Y tế năm 2017 tiếp xúc trực tiếp là con đường lây truyền dẫn đến NKTN chủ yếu nhất chiếm tới 90% số ca NKTN bệnh viện [7].
Từ những lý do trên cùng với mong muốn có một nghiên cứu với mục đích cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo bệnh viện về thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên. Qua đó, xác định các vấn đề còn tồn tại trong kiến thức, thực hành góp phần xây dựng kế hoạch hành động phù hơp cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu nói riêng, nâng cao chất lượng điều trị và tăng sự an toàn, hài lòng của người bệnh. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : « Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019». ……..3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
(1) Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019.
(2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………ii
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………..v
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….4
1.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu ………………………………………………………………………..4
1.2. Thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thông
tiểu………………………………………………………………………………………………………11
1.3. Chăm sóc người bệnh có lưu ống thông tiểu. ………………………………………..16
1.4. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu
của điều dưỡng viên. ………………………………………………………………………………18
1.5. Học thuyết điều dưỡng áp dụng trong nghiên cứu………………………………….22
KHUNG LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………………..24
1.6. Vài nét về Viện Bỏng Quốc gia ………………………………………………………….25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP …………………………………………….26
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………….26
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….26
2.4. Mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………………….26
2.5. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………………………27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………..28
2.7. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………………………..31
2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá. ……………………………………………………….33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………352.10. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………………..35
2.11. Sai số và cách khắc phục sai số…………………………………………………………36
Chương 3: KẾT QUẢ………………………………………………………………………………..37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ………………………………………….37
3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thông tiểu của điều
dưỡng viên. …………………………………………………………………………………………..42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thông
tiểu của điều dưỡng viên. ………………………………………………………………………..51
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ………………………………………….58
4.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thông tiểu của điều
dưỡng viên. …………………………………………………………………………………………..59
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu
của điều dưỡng viên. ………………………………………………………………………………66
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..71
1. Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng
viên tại viện Bỏng quốc gia ……………………………………………………………………..71
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu.71
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………72
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………..7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (n =73)…………………………………………………37
Bảng 3. 2. Đặc điểm tính chất công việc của điều dưỡng viên ………………………….39
Bảng 3. 3. Thông tin hỗ trợ của đồng nghiệp…………………………………………………40
Bảng 3. 4. Sự hỗ trợ của bệnh viện trong công tác chăm sóc ống thông tiểu……….41
Bảng 3. 5. Bảng điểm kiến thức về NKTN liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu
của điều dưỡng viên ………………………………………………………………………………….42
Bảng 3. 6. Xếp loại kiến thức chung về NKTN liên quan đến việc……………………..42
Bảng 3. 7. Đánh giá kiến thức về KSNK bệnh viện …………………………………………43
Bảng 3. 8. Đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay……………………………………………44
Bảng 3. 9. Đánh giá kiến thức về nhiễm khuẩn tiết niệu………………………………….44
Bảng 3. 10. Đánh giá kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu. .45
Bảng 3. 11. Đánh giá kiến thức thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở
người bệnh đặt ống thông tiểu. ……………………………………………………………………45
Bảng 3. 12. Đánh giá kiến thức chăm sóc người bệnh có lưu ống thông tiểu. …….46
Bảng 3. 13 : Phân loại thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên…47
Bảng 3. 14. Tỷ lệ thực hành rửa tay thường quy …………………………………………….48
Bảng 3. 15: Tỷ lệ thực hành sát khuẩn tay nhanh …………………………………………..48
Bảng 3.16. Tỷ lệ thực hành chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng viên, dụng cụ
trước khi tiến hành chăm sóc ống thông tiểu………………………………………………….49
Bảng 3.17. Tỷ lệ thực hành quy trình chăm sóc ống thông tiểu …………………………49
Bảng 3.18. Tỷ lệ thu dọn dụng cụ, quản lý chất thải và vệ sinh tay sau khi chăm sóc
ống thông tiểu cho người bệnh ……………………………………………………………………51
Bảng 3. 19. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc
ống thông tiểu…………………………………………………………………………………………..51
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và điểm kiến thức trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu. …………………………………………..52vi
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa thâm niên công tác và điểm kiến thức trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu ……………………………………………53
Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa đặc tính nhóm nghiên cứu và thực hành quy trình
chăm sóc ống thông tiểu …………………………………………………………………………….54
Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và điểm thực hành trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu ……………………………………………55
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm tính chất công việc của điều dưỡng viên và
thực hành chăm sóc ống thông tiểu………………………………………………………………55
Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa đào tạo, tập huấn, yếu tố kiểm tra, giám sát với
thưc hành chăm sóc ống thông tiểu………………………………………………………………56
Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu. .
Recent Comments