Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng, kỹ thuật viên bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng, kỹ thuật viên bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016.Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nó có thể xảy ra ngay lập tức trong vòng vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên như thuốc, thức ăn, nọc sinh vật hay côn trùng,…
Những năm gần đây, vấn đề sốc phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn do tính chất nguy hiểm của nó và người ta cũng nhận thấy tình trạng sốc phản vệ ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu và thay đổi theo khả năng thống kê của mỗi quốc gia. Theo nghiên cứu của Decker= và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100000 người/năm [1], một nghiên cứu khác ở Anh tỷ lệ này là 7,9/100000 người/năm [11]. Theo Tiến sỹ Đỗ Quốc Huy – Phó Giám đốc Bệnh viện 115 cho biết: “Ở Việt Nam, bệnh nhân cứ bị sốc phản vệ là chết. Nguyên nhân là do nhân viên y tế phát hiện trễ, xử lý chậm” [5].

MÃ TÀI LIỆU

DTCCS.2022.0070

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ như: tuổi, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử cá nhân…Việc xác định những yếu tố này cùng với sự nắm vững kiến thức về khái niệm, phòng và cấp cứu sốc phản vệ của nhân viên y tế sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do sốc phản vệ.
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường là sự gia tăng tình trạng dị ứng trong đó có sốc phản vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do sự lạm dụng thuốc, hóa mỹ phẩm của người dân, sự hiểu biết chưa đầy đủ về khái niệm cũng như cách phòng2 và cấp cứu sốc phản vệ của nhân viên y tế.
Theo nghiên cứu của Tạ Thị Anh Thơ tại Bệnh viên K cho thấy: trên 60% điều dưỡng viên chưa nắm rõ biểu hiện triệu chứng của sốc phản vệ, 72,1% chưa biết nồng độ kháng sinh thử test [8]. Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013 của Nguyễn Thanh Vân cho kết quả: tỷ lệ điều dưỡng không biết liều dùng Adrenalin cho trẻ em khi có sốc phản vệ chiếm 38% và có đến 8,8% điều dưỡng cho rằng không phải khai thác tiền sử dị ứng trước khi dùng thuốc [6].
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh một vài năm gần đây đã xảy ra một số trường hợp sốc phản vệ và để lại hậu quả đáng tiếc. Chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến về đề kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng, kỹ thuật viên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng, kỹ thuật viên bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016”, nhằm mục tiêu:
Mô tả thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng viên, kỹ thuật viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng và cấp cứu sốc phản vệ cho điều dưỡng, kỹ thuật viên

MỤC LỤC Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng, kỹ thuật viên bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………..3
1.1. Tình hình nghiên cứu sốc phản vệ trên thế giới và trong nước …………….3
1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………….3
1.1.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………4
1.2. Đại cương sốc phản vệ………………………………………………………………………..5
1.2.1. Khái niệm sốc phản vệ……………………………………………………………………5
1.2.2. Nguyên nhân gây sốc phản vệ …………………………………………………………6
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ …………………………………………………..8
1.2.4. Cơ chế sốc phản vệ [7], [13]…………………………………………………………10
1.2.5. Chẩn đoán xác định sốc phản vệ [13]…………………………………………….14
1.2.6. Phân loại sốc phản vệ theo mức độ nặng của triệu chứng lâm sàng………..16
1.2.7. Điều trị sốc phản vệ [3], [13]………………………………………………………..17
1.3. Chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ [1], [4]…………………………………………..20
1.3.1. Vai trò của việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ …………..19
1.3.2. Quy trình chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ…………………………………….20
1.4. Phòng chống sốc phản vệ [3], [13]……………………………………………………..25
1.4.1. Những biện pháp hạn chế dị ứng thuốc và sốc phản vệ…………………….25
1.4.2. Kỹ thuật làm test lẩy da ………………………………………………………………..261.4.3. Nội dung hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ………………………………………..27
Chương 2: ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….28
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………….28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………….28
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………..28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………….287
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………….28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………28
2.2.2. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………….28
2.2.3. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………………29
2.2.4. Biện pháp khống chế sai số …………………………………………………………..29
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………..29
2.2.6. Quản lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….29
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………….29
2.2.8. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………………30
Chương 3: KẾT QUẢ (DỰ KIẾN) ……………………………………………………………..31
3.1. Tuổi, giới, trình độ và thời gian công tác …………………………………………..31
3.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………………31
3.1.2. Trình độ và thời gian công tác ………………………………………………………31
3.2. Khái niệm và nguyên nhân sốc phản vệ …………………………………………….32
3.2.1. Khái niệm sốc phản vệ………………………………………………………………….323.2.2. Nguyên nhân sốc phản vệ ……………………………………………………………..32
3.3. Triệu chứng lâm sàng và xử trí tại chỗ ……………………………………………..33
3.3.1. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………..33
3.3.2. Xử trí tại chỗ Sốc phản vệ……………………………………………………………..33
3.4. Các biện pháp dự phòng sốc phản vệ ………………………………………………..34
3.5. Ảnh hưởng của thời gian công tác, trình độ đến nhận thức về nguyên
nhân, triệu chứng, cách xử trí tại chỗ và biện pháp dự phòng sốc phản vệ .35
3.5.1. Ảnh hưởng của thời gian công tác đến sự hiểu biết về nguyên nhân sốc
phản vệ………………………………………………………………………………………………..35
3.5.2. Sự ảnh hưởng của trình độ đến hiểu biết về triệu chứng lâm sàng……..36
3.5.3. Sự ảnh hưởng của trình độ đến cách xử trí tại chỗ sốc phản vệ…………36
3.5.4. Sự ảnh hưởng của thời gian công tác đến hiểu biết về các biện pháp dự
phòng sốc phản vệ…………………………………………………………………………………38
3.5.5. Sự ảnh hưởng của trình độ đến hiểu biết về các biện pháp sự phòng sốc
phản vệ………………………………………………………………………………………………..39
Chương 4: BÀN LUẬN (Theo kết quả nghiên cứu) …………………………………….41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 1,Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ, Hà Nội, Tr. 72-73.
2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 2, Kỹ thuật test lẩy da, Hà Nội, Tr. 57-60.
3. Bộ Y Tế (1999), Thông tư 08/1999-TT-BYT, Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ, Hà Nội.
4. Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Sốc phản vệ, Hà Nội, Tr.102-104
5. Bệnh viện Bắc Thăng Long (2013), Báo cáo đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch quý III năm 2013, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Vân (2013), “Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013”, Hội nghị khoa học quốc tế điều dưỡng, Tr 22 – 27.
7. Hoàng Văn Sáng (2012), “Mô tả kiến thức của điều dưỡng trong phòng và cấp cứu sốc phản vệ tại Bệnh viện 354”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
8. Tạ Thị Anh Thơ (2010), “Đánh giá kiến thức của điều dưỡng trong việc xử trí và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ tại các khoa lâm sàng bệnh viện K”, Nghiên cứu y học, Tập 14, Tr 25 – 29.
9. Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Miễn dịch đại cương, Quá mẫn, Tr.135-184

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/