Thực trạng kiến thức về chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ tại khoa sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2023

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Thực trạng kiến thức về chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ tại khoa sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2023. Theo báo cáo của WHO, mỗi năm trên thế giới có 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong, chiếm 40% số trẻ tử vong dưới 5 tuổi, trong đó 75% tử vong sơ sinh sớm. Nguyên nhân gây tử vong chính là: đẻ non (27%), nhiễm khuẩn (36%), ngạt và chấn thương sản khoa (23%). 99,9% tử vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát triển nơi mà các bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ trước, trong và sau khi sinh [19].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu từ trước tới nay cũng cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh vẫn là đẻ non[19]. Ở trẻ đẻ non. cấu trúc của các cơ quan chưa trưởng thành để thích nghi với cuộc sống bên ngoài nên trẻ non tháng có nguy cơ cao về bệnh tật và gặp nhiều biến chứng [4]. Quá trình điều trị, chăm sóc trẻ đẻ non là một quá trình lâu dài và phức tạp, cần có sự phối hợp tốt giữa sản và nhi. Nếu được hưởng một chế độ chăm sóc tốt, trẻ sẽ thích nghi và phát triển gần như một trẻ sinh đủ tháng bình thường. Tuy nhiên các bà mẹ thường không có kiến thức về theo dõi, chăm sóc trẻ đẻ non nên rất cần sự hướng dẫn về kiến thức và thực hành từ phía nhân viên y tế ngay từ những ngày đầu để có thể thực hiện theo dõi. chăm sóc trẻ đúng cách, tránh được các sai sót, tai biến đáng tiếc xảy ra.

MÃ TÀI LIỆU

 NCKHCS.0006

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Công tác GDSK trong bệnh viện hiện đang là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm với mục đích nâng cao sự hiểu biết về bệnh tật. Thực hiện tốt công tác GDSK góp phần giảm thiểu bệnh tật, giảm tỉ lệ tử vong, giảm quá tải bệnh viện. Tại Việt Nam, công tác GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thông tư 07 do Bộ Y tế ban hành về chăm sóc người bệnh toàn diện, qui định rõ 12 nhiệm vụ của điều dưỡng, trong đó nhiệm vụ thứ 4 là trách nhiệm hướng dẫn GDSK cho người bệnh trong thời kỳ nằm điều trị tại bệnh viện [21],2
Khoa sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ hàng năm tiếp nhận điều trị hơn 1000 trẻ sơ sinh trong đó gần 120 trẻ là đẻ non [20]. Vậy công tác giáo dục cho các bà mẹ về theo dõi, chăm sóc cho trẻ đẻ non được thực hiện ra sao? Các bà mẹ có nhận được những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc trẻ đúng cách tại gia đình không? Cách tổ chức cũng như phương pháp giáo dục như thế nào và hiệu quả ra sao là những câu hỏi đặt ra mà chưa có câu trả lời. Chính vì vậy nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ tại Khoa sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức của các bà mẹ cũng như công tác GDSK cho các bà mẹ có con đẻ non tại khoa Sơ sinh, để từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện công tác GDSK, nâng cao kiến thức và thực hành đúng trong chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ, giảm nguy cơ tai biến, bệnh tật và tử vong cho trẻ. Hy vọng nghiên cứu sau khi hoàn thành sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác GDSK về chăm sóc trẻ đẻ non và trong tương lai những kết quả này sẽ được chia sẻ và mở rộng, áp dụng cho các khoa Nhi/ Bệnh viện Nhi trong cả nước để phát huy hiệu quả trong giảm tai biến, bệnh tật và tử vong cho trẻ đẻ non.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức về chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ tại khoa sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2023” với mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác GDSK cho các bà mẹ có trẻ đẻ non của Điều dưỡng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ năm 2023

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/