Hiệu quả của Nifedipine trong điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản I Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong năm 2023
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Hiệu quả của Nifedipine trong điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản I Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong năm 2023. Đẻ non vẫn còn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như trên toàn thế giới.
Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO) 2017 chuyển dạ sinh non( CDSN) có thể được mô tả là sự xuất hiện của các cơn co tử cung thường xuyên làm xóa mở cổ tử cung dẫn đến em bé được sinh ra còn sống khi ở tuổi thai trước 37 tuần của thai kỳ, nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và các bệnh tật nghiêm trọng đến sức khỏe ở trẻ sơ sinh[1],[2]. CDSN có liên quan đến 50-75% các ca tử vong sơ sinh và 50% tỷ lệ mắc bệnh sơ sinh như: Hội chứng suy hô hấp, bệnh phổi mãn tính, xuất huyết não, nhiễm trùng huyết, bại não và các dạng giảm phát triển thần kinh khác, mù, điếc bẩm sinh…trên toàn thế giới[3-5].Đặc biệt CDSN dấn đến các gánh nặng về nhân lực y tế, kinh tế y tế do đòi hỏi các cơ sở y tế cần đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt để chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh non và những bất lợi về kinh tế xã hội đối với bệnh nhân bị ảnh hưởng liên quan đến điều trị các biến chứng cho em bứ gây ra áp lực và rối loạn trong cuộc sống. CDSN xảy ra trong khoảng 4-15% của tất cả các trường hợp mang thai và tỷ lệ này đã tăng lên trong những năm gần đây [6].Tỷ lệ CDSN thay đổi tùy theo quốc gia và khu vực: tỷ lệ này xấp xỉ 5% ở một số quốc gia ở Bắc Âu nhưng trên 15% ở một số quốc gia cận Sahara, Châu Phi và châu Á[7].
MÃ TÀI LIỆU
|
NCKHCS.0007 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến CDSN tỷ lệ nghịch với tuổi thai khi sinh. Sử dụng thuốc giảm co có thể trì hoãn việc sinh bằng cách gây giãn hoặc cắt cơn co tử cung. Dùng các thuốc giảm co giúp cải thiện tỷ lệ sống ở trẻ
sơ sinh. Cụ thể theo WHO 2015 trẻ sơ sinh có cơ hội sống tăng thêm 3% cho mỗi 24 giờ chậm chuyển dạ, nhờ can thiệp cấp cứu sơ sinh và áp dụng các phương pháp điều trị như Corticoid… trước sinh [8],[9]. Hiện tại có 6 nhóm thuốc giảm co thường được sử dụng bao gồm:(1) nhóm Beta-mimetic Agonits:Ritodrine, Terbutalin, Salbutamol… (2) nhóm chẹn kênh calci: Nifedipin, Nicardipin…;(3) nhóm anti-Prostaglandin: Indomethacin…;(4) nhóm anti receptor oxytocin: Atosiban…;(5) Magnesium Sulfate và (6) nhóm Nitrate: Nitroglycerin. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên theo WHO 2015 và NICE 2015 nhóm thuốc giảm co dòng Beta-mimetic Agonits không nên sử dụng trên lâm sàng, còn nhóm Nitrate thì ít sử dụng trên lâm sàng [10]. Theo nghiên cứu của tác giả Reinebrant năm 2015 gồm 20 nghiên cứu trên 1509 thai phụ cho thấy thuốc giảm co tử cung Nifedipin ít tác dụng phụ hơn so với Betamimetics và Magiesulfat nhưng chi phí rẻ hơn gấp nhiều lần so với dung Atosiban [11].
Tại bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ hằng năm tiếp nhận điều trị cho nhiều sản phụ có dấu hiệu dọa sinh non và thuốc được sử dụng nhiều nhất để giảm hoặc cắt cơn co là Nifedipin.Với mong muốn góp phần làm giảm số lượng trẻ sơ sinh non nhờ vào việc điều trị có hiệu quả những trường hợp dọa đẻ non bằng một dược chất có sẵn,rẻ tiền mà thế giới đã sử dụng rộng rãi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả của Nifedipine trong điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản I Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong năm 2023” Với mục tiêu:
1. Trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dọa đẻ non
2. Nhận xét về kết quả và tác dụng phụ của thuốc Nifedipin trong điều trị dọa đẻ non
Recent Comments