Tính kháng kháng sinh của một số chủng Salmonella và Shigella phân lập từ năm 1990 đến 1992 và 1995 đến 1997 ở Việt Nam
Tính kháng kháng sinh của một số chủng Salmonella và Shigella phân lập từ năm 1990 đến 1992 và 1995 đến 1997 ở Việt Nam
Luận án tiến sỹ y học : Lê Thị Ánh Hồng
Chuyên ngành : Vi Sinh Học Năm bảo vệ : 2001
Hướng dẫn khoa học : GS.TS Hoàng Thủy Long; TS Nguyễn Thị Vinh
MÃ TÀI LIỆU
|
LA.2001.00540 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
được Woodward chính thức đưa vào điều trị bệnh thương hàn [144]. Vấn đề sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột nói chung và đặc biệt là nhiễm khuẩn do Salmonella và Shigella đã mở ra một kỷ nguyên mới trong công tác điều trị của các thấy thuốc lâm sàng, kháng sinh đã đóng vai trò rất lớn. Nhưng kháng sinh đã được dùng hết sức rộng rãi và tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày một tăng cao, chính điều đó đã nhanh chóng làm xuất hiện những chủng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh: từ năm 1939 (chỉ sau khi sử dụng có 4 năm) đã có những thông báo về sự kháng sulfamid của chủng Shigella. Năm 1949, ở Nhật Bản sau 10 năm sửdụng có 80 – 90% Shigella kháng lại sulfamid. Ở Việt nam, năm 1950 Farinaud đã thử nghiệm đưa chloromycétin vào điều trị thương hàn lần đầu tiên tại bệnh viện Grall Sài Gòn [154]. Trong vòng khoảng 20 năm đầu sửdụng, Cm đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ 20% xuống còn 1% và thời gian sốt từ 14-28 ngày xuống còn 3-5 ngày [145]. Và năm 1971, lần đầu tiên chủng S. typhi kháng Cm đã được phân lập ở miền Nam Việt nam bởi hai tác giả Ngọc Linh và Arnold. Nhưng ngược lại, để điều trị bệnh lỵ trực khuẩn do Shigella bằng kháng sinh đã trở thành một vấn đề nan giải từ nửa thế kỷ nay. Từ năm 1952 chủng Shigella kháng đa kháng sinh: kháng tetracyclin (Tc), streptomycin (Sm), sulfamethoxazol (Su) đã được phân lập lần đầu tiên. Ở Việt nam vào những năm 1973-1974 Shigella đã kháng với các kháng sinh Cm, Tc, Su từ 70% đến 100% [4], [21]. Từ đó đến nay tính nhạy cảm với kháng sinh của hai loài Salmonella và Shigella ở trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng đã thay đổi rất nhiều, khiến nhiều nhà vi khuẩn học và các thầy thuốc lâm sàng rất quan tâm. Do đó việc giám sát mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột nói chung và đặc biệt là hai căn nguyên thường gập: Salmonella và Shigella là việc làm cần thiết của các nhà vi khuẩn học nhằm cung cấp các thông tin mới giúp các thấy thuốc làm sàng sử dụng kháng sinh hợp lý và có hiệu quả. Hơn nữa, muốn phòng chống sự lan truyền tính kháng kháng sinh của vi khuẩn, theo ý kiến của Wiedemann 1979 [162] cần phải có những hiểu biết về dịch tễ học phân tử tính kháng thuốc, tức là nắm được cốt lõi của sự đề kháng. Vi khuẩn đường ruột kháng lại kháng sinh chủ yếu là do R-plasmid [61], chúng có thể truyển sang vi khuẩn khác khi tiếp hợp (conjugation) hay thông qua phage (transduction-tải nạp) hoặc khi tế bào bị ly giải, giải phóng ra ADN tự do (transformation-biến nạp). Như vậy các R-plasmid không những được lan truyền dọc từ thế hệ trước sang thế hệ sau mà còn lan truyền ngang sang các vi khuẩn khác cùng loài [70].
Luận án " Tính kháng kháng sinh của một số chủng Salmonella và Shigella phân lập từ năm 1990 đến 1992 và 1995 đến 1997 ở Việt nam" được tiến hành nhầm thực hiện các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu tính kháng kháng sinh ở hai loại vi khuẩn này thuộc ba miền khác nhau của Việt nam trong hai giai đoạn 1990 – 1992 và 1995-1997.
2. Tìm hiểu các plasmid để kháng tự truyền ở hai loại vi khuẩn này thuộc ba miền khác nhau của Việt nam.
Recent Comments