Chi phí – hiệu quả của các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh An Giang

Luận án CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH AN GIANG. Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao. SXHD ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi tần suất các vụ dịch ngày càng gia tăng, sự phân bố địa lý rộng rãi và sự lan rộng nhanh chóng sang các vùng địa lý mới. Đến nay, bệnh đã lưu hành tại trên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ – La tinh và châu Phi, với khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 390 triệu người nhiễm SXHD, trong đó có 96 triệu trường hợp có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. 90% người mắc là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do SXHD từ 2,5% đến 5%. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của SXHD là châu Mỹ – La tinh, khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc và tử vong cao là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Lào và Căm Pu Chia. Bệnh SXHD đang trở thành một trong những nguyên nhân chính nhập viện và gây tử vong cho trẻ em vùng châu Á [43], [44].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00125

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tại Việt Nam, SXHD là dịch lưu hành địa phương, bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình 3-5 năm. Vụ dịch lớn nhất đến nay xảy ra năm 1987 với 345.517 trường hợp mắc, trong đó có 1.566 trường hợp tử vong, năm 1998 có 234.902 trường hợp mắc, trong đó có 377 trường hợp tử vong. Gần đây, với những thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sống, tình hình dịch bệnh SXHD nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là ở khu vực miền Nam. Hiện nay, mỗi năm cả nước ghi nhận từ 50-100 nghìn trường hợp mắc, 50-100 trường hợp tử vong, SXHD luôn là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và tử vong cao nhất [5]. Mặc dù các biện pháp dự phòng SXHD được triển khai trong thời gian qua đã đem lại những thành công nhất định, tuy nhiên SXHD vẫn còn lưu hành phổ biến ở hầu hết các địa phương, số mắc và tử vong vẫn còn ở mức cao. Từ năm 2011, ngoài các biện pháp dự phòng cơ bàn trước đây, Bộ Y tế, Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia đã hướng dẫn và bổ sung kinh phí đầu tư để mở rộng hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cũng như triển khai biện pháp phun hoá chất diệt muỗi chủ động thay cho biện pháp phun hóa chất diện rộng trước đó [8].

Chương trình mục tiêu quốc gia huy động nhiều nguồn kinh phí khác nhau cho công tác phòng chống SXHD, bao gồm kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh, nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương và từ các nguồn tài trợ khác. Tuy nhiên, kinh phí cho phòng chống SXHD vẫn luôn hạn hẹp, nguồn kinh phí trung ương liên tục bị cắt giảm. Do đó việc xác định được kế hoạch kinh phí là bao nhiêu (cho những năm không có dịch và dự phòng bao nhiêu kinh phí cho những năm có xảy dịch), cũng như lựa chọn biện pháp can thiệp nào cho có chi phí hiệu quả để đầu tư là rất quan trọng trong việc chủ động phòng chống SXHD.

An Giang là tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, khu vực có SXHD lưu hành nặng, hàng năm ghi nhận số mắc SXHD lớn, tại đây người dân có thói quen trữ nước để dùng trong sinh hoạt, là tỉnh có chỉ định triển khai áp dụng bổ sung các hoạt động cộng tác viên và phun hóa chất diệt muỗi chủ động.

Để cung cấp bằng chứng về chi phí, hiệu quả và chi phí – hiệu quả cho việc xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí hàng năm cho dự phòng SXHD một cách hợp lý, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ”Chi phí – hiệu quả của các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh An Giang”.

Kết quả nghiên cứu sẽ ước tính được tổng chi phí hàng năm cho chương trình phòng chống SXHD của tỉnh An Giang, chi phí cho năm có dịch và năm không có dịch; ước tính được chi phí cho từng biện pháp can thiệp dự phòng SXHD của toàn tỉnh và trung bình cho mỗi xã; ước tính được chi phí dự phòng SXHD bình quân đầu người. Nghiên cứu sẽ đưa ra bằng chứng về hiệu quả của biện pháp dự phòng SXHD bổ sung cộng tác viên và bổ sung phun hóa chất diệt muỗi chủ động và ước tính được chi phí để ngăn ngừa 01 trường hợp mắc SXHD, 01 trường hợp tử vong và chi phí để ngăn ngừa 01 DALY do SXHD (năm sống được điều chỉnh bởi mức độ tàn tật).

Kết quả nghiên cứu không chỉ áp dụng cho An Giang mà còn có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác có đặc điểm tình hình tương tự trong cả nước. Kết quả của nghiên cứu cũng sẽ góp phần hữu ích cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  1. Phân tích chi phí của các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2014.
  2. Phân tích chi phí – hiệu quả của biện pháp dự phòng cơ bản có bổ sung hoạt động cộng tác viên và biện pháp dự phòng cơ bản có bổ sung phun hóa chất chủ động so sánh với biện pháp dự phòng cơ bản trong dự phòng sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2014. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

  1. Bộ Tài chính – Bộ Y tế (2010), Thông tư liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC- BYT: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các dự án: phòng, chống sốt xuất huyết; phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và hiv/aids giai đoạn 2006-2010.
  2. Bộ Tài chính – Bộ Y tế (2013), “Thông tư liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC- BYT: Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015 “.
  3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
  4. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm.
  5. Bộ Y tế (2009-2014), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2009-2014.
  6. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết.
  7. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết.
  8. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết.
  9. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
  10. Nguyễn Thị Kim Chúc (2006), Kinh tếy tế và bảo hiểm y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 113.
  11. Bùi Đại (2009), Bệnh sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  12. Đại học Y Dược Cần Thơ (2015), Kinh tếy tế.
  13. Mai Đình Đức (2007), Kinh tếy tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  14. Phạm Thọ Dược và cộng sự (2013), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết khu vực tây nguyên 5 năm (2008 2012)”.
  15. Trần Minh Hòa và cộng sự (2015), “Nghiên cứu mối liên quan của yếu tố thời tiết và sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đồng Nai 2004-2014”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  16. Lương Xuân Khánh và cộng sự (2009), Đặc điểm xuất huyết ở các bệnh nhi dư cân tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, accessed, from http://dl.nhidong.org.vn/Documents /HNKHNK2011. Truy cập ngày 16/12/2016.
  17. Lê Thị Lựu và cộng sự (2010), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 85(09)/2:83-89.
  18. Hoàng Văn Minh (2012), Khái niệm, phân loại và tính toán chi phí, Bài giảng Đại học Y Hà Nội.
  19. Vũ Thiên Thu Ngữ và cộng sự (2015), “Phân tích di truyền của vi rút dengue lưu hành ở khu vực phía Nam năm 2014 – 2015 ”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  20. Vũ Xuân Phú và cộng sự (2012), Khái niệm cơ bản về kinh tế y tế và tài chính y tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
  21. Lương Chấn Quang và cộng sự (2015), “Diễn tiến và đặc điểm dịch tễ bệnh sốt xuất huyết dengue tại khu vực phía Nam, 1975 – 2014”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  22. Nguyễn Ngọc Rạng và cộng sự (2011), “Đặc điểm lâm sàng và giá trị các dấu hiệu cảnh báo tiên đoán sốc ở trẻ em mắc sốt xuất huyết dengue theo bảng phân loại của WHO 2009”, Kỷ yếu khoa học bệnh viện An Giang. Số tháng 10/2011.
  23. Bùi Chí Tâm và cộng sự (2015), “Kết quả giám sát vi rút – huyết thanh học bệnh sốt xuất huyết dengue tại 16 huyện trọng điểm khu vực phía Nam Việt Nam, 07/2012 – 12/2014”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  24. Phạm Thị Tâm và cộng sự (2007), “Tác động về mặt kinh tế xã hội của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ”.
  25. Cao Minh Thắng và cộng sự (2015), “Giám sát vi rút học bệnh sốt xuất huyết dengue trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 ”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  26. Nguyễn Thị Thanh Thảo và cộng sự (2015), “Hoạt động mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết dengue khu vực phía Nam năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng. Số đặc biệt 2015.
  27. Nguyễn Minh Tiến và cộng sự (2014), “Điều trị sốc sốt xuất huyết dengue kéo dài, biến chứng nặng ”.
  28. Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự (2011), “Nghiên cứu về chi phí – hiệu quả điều trị và phòng chống sốt xuất huyết ở bệnh viện khu vực, bệnh viện tỉnh ở khu vực phía Nam”.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 4

1.1.1. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue 4

1.1.2. Phân bố dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue 6

1.2.1. L Trên thế giới 6

1.1.2.2. Tại Việt Nam 7

1.2. CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 8

1.2.1. Trên thế giới 8

1.2.2. Tại Việt Nam 12

1.3.  GÁNH NẶNG KINH TẾ VÀ BỆNH TẬT CỦA SXHD 15

1.3.2. Gánh nặng kinh tế của sốt xuất huyết Dengue 20

1.3.2. L Chi phí điều trị sốt xuất huyết Dengue 20

  1. a) Trên thế giới 20
  2. b) Tại Việt Nam 20

1.3.2.2. Chi phí dự phòng sốt xuất huyết Dengue 21

  1. a) Trên thế giới 21
  2. b) Tại Việt Nam 24

1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ 25

1.4.1. Phân tích chi phí y tế 25

1.4.2. Đánh giá kinh tế y tế 27

1.4.3. Kết quả một số đánh giá kinh tế y tế trong dự phòng SXHD 30

1.5.  ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHI PHÍ 36

2.2. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ 42

2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 51

2.4. SAI SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 52

2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 52

2.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 52

2.7. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 52

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1. CHI PHÍ CỦA CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SXHD 54

3.1.1. Tổng chi phí 54

3.1.2. Chi phí bình quân đầu người 60

3.1.3. Cơ cấu chi phí của các biện pháp dự phòng 62

3.2. CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE..’ . . … .  68

3.2.1. Đặc điểm đơn vị nghiên cứu 68

3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết Dengue 71

3.2.3. Chi phí của các nhóm can thiệp dự phòng sốt xuất huyết Dengue 79

3.2.4. Phân tích chi phí – hiệu quả 82

3.2.5. Chi phí tiết kiệm 84

3.2.6. Phân tích độ nhạy 85

Chương 4. BÀN LUẬN 87

4.1. VỀ CHI PHÍ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 87

4.2. VỀ CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SỐT XUẤT

HUYẾT DENGUE . . . . .  96

4.3. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 103

KẾT LUẬN 106

  1. CHI PHÍ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 106
  2. CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT

DENGUE             106

KHUYẾN NGHỊ 108

  1. Khuyến nghị với Chương trình dự phòng sốt xuất huyết 108
  2. Khuyến nghị các nghiên cứu tiếp theo 108

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: So sánh chi phí – hiệu quả giữa 2 phương án can thiệp A và B 28

Bảng 1.2: Số lượng các đơn vị tham gia dự phòng SXHD theo tuyến 32

Bảng 1.3: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp dự phòng SXHD 34

Bảng 3.1: Tổng chi phí của tuyến tỉnh phân bổ theo phân loại chi phí 54

Bảng 3.2: Tổng chi phí của tuyến tỉnh phân bổ theo hoạt động 55

Bảng 3.3: Tổng chi phí của tuyến huyện phân bổ theo phân loại chi phí 56

Bảng 3.4: Tổng chi phí của tuyến huyện phân bổ theo hoạt động 56

Bảng 3.5: Tổng chi phí của tuyến xã phân bổ theo phân loại chi phí 57

Bảng 3.6: Tổng chi phí của tuyến xã phân bổ theo hoạt động 57

Bảng 3.7: Tổng chi phí của toàn tỉnh 58

Bảng 3.8: Tổng chi phí của toàn tỉnh phân bổ theo hoạt động 58

Bảng 3.9: Tổng chi phí của toàn tỉnh phân bổ theo phân loại chi phí 59

Bảng 3.10: Chi phí bình quân đầu người của các biện pháp dự phòng 60

Bảng 3.11: Chi phí trung bình của các xã cho dự phòng sốt xuất huyết Dengue ….61

Bảng 3.12: Chi phí truyền thông 62

Bảng 3.13: Chi phí chiến dịch vệ sinh môi trường 63

Bảng 3.14: Chi phí dùng cá 64

Bảng 3.15: Chi phí cho mạng lưới công tác viên 65

Bảng 3.16: Chi phí phun hóa chất chủ động 66

Bảng 3.17: Chi phí phun hóa chất xử lý ổ dịch 67

Bảng 3.18: Các biện pháp can thiệp dự phòng SXHD giai đoạn 2009-2011 và 2012¬2014. ‘ ‘ .’ .’ 68

Bảng 3.19: Số vật liệu truyền thông sử dụng tại các nhóm giai đoạn 2012-2014….68

Bảng 3.20: Số lần phun hóa chất chủ động tại các xã can thiệp bổ sung giai đoạn 2012-2014 .’ 70

Bảng 3.21: Số mắc nhập viện năm 2009-2014 của nhóm chứng 71

Bảng 3.22: Số mắc nhập viện năm 2009-2014 của nhóm can thiệp bổ sung cộng tác viên  72

Bảng 3.23: Số mắc nhập viện năm 2009-2014 của nhóm can thiệp bổ sung phun chủ động  73

Bảng 3.24: Nguy cơ tương đối của các yếu tố khác 74

Bảng 3.25: Ước tính số mắc nhập viện được phòng ngừa của nhóm can thiệp bổ sung cộng tác viên 74

Bảng 3.26: Ước tính số mắc ngoại trú được phòng ngừa của nhóm can thiệp bổ sung cộng tác viên 75

Bảng 3.27: Ước tính số mắc nhập viện được phòng ngừa của nhóm can thiệp bổ sung phun hóa chất chủ động 76

Bảng 3.28: Số tử vong giai đoạn 2012-2014 77

Bảng 3.29: Tỷ lệ tử vong/mắc của nhóm chứng giai đoạn 2012-2014 77

Bảng 3.30: Ước tính số tử vong của nhóm can thiệp bổ sung cộng tác viên được phòng ngừa giai đoạn 2012-2014 77

Bảng 3.31: Ước tính số DALYs được dự phòng do can thiệp bổ sung cộng tác viên

giai đoạn 2012-2014 78

Bảng 3.32: Tình hình xảy dịch và tỷ lệ phải xử lý ổ dịch tại các xã 2012-2014 78

Bảng 3.33: Tổng chi phí dự phòng SXHD trong giai đoạn can thiệp (2012-2014) của nhóm chứng 79

Bảng 3.34: Chi phí dự phòng SXHD bình quân đầu người của nhóm chứng 79

Bảng 3.35: Tổng chi phí dự phòng SXHD trong giai đoạn can thiệp (2012-2014) của

nhóm can thiệp bổ sung cộng tác viên 80

Bảng 3.36: Chi phí dự phòng SXHD bình quân đầu người của nhóm can thiệp bổ

sung cộng tác viên 80

Bảng 3.37: Tổng chi phí dự phòng SXHD trong giai đoạn can thiệp (2012-2014) của

nhóm can thiệp bổ sung phun hóa chất chủ động 81

Bảng 3.38: Chi phí dự phòng SXHD bình quân đầu người của nhóm can thiệp bổ

sung phun hóa chất chủ động 81

Bảng 3.39: Ước tính chi phí tăng thêm của các nhóm can thiệp bổ sung giai đoạn 2012-2014 .’ 82

Bảng 3.40: Chi phí và hiệu quả của can thiệp bổ sung bằng cộng tác viên 82

Bảng 3.41: Chi phí và hiệu quả của can thiệp bổ sung bằng phun chủ động 84

Bảng 3.42: Chi phí điều trị tiết kiệm được do giảm trường hợp mắc 2012-2014. …84 Bảng 3.43: Chi phí tăng thêm khi định mức bồi dưỡng cho cộng tác viên tăng lên 85 Bảng 3.44: Phân tích độ nhạy 1 chiều theo sự tăng lên của chi phí cộng tác viên…85 Bảng 3.45: Phân tích độ nhạy 2 chiều theo sự giảm đi của hiệu quả và tăng lên của chi phí cộng tác viên 86

Biểu đồ 1: Phân tích chi phí hiệu quả: So sánh mức sẵn sàng chi trả của biện pháp can thiệp bổ sung cộng tác viên 83

Biểu đồ 2: Phân tích chi phí hiệu quả: So sánh mức sẵn sàng chi trả của biện pháp can thiệp bổ sung phun hóa chất chủ động 83 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/