Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh

Luận văn Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh.Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh lý mạn tính bao gồm tổn thương sụn khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Đây là một bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp (và/hoặc cột sống). Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng vấn đề lão hóa do tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là những nguyên nhân chính dẫn tới thoái hóa khớp [2], [22].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00203

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

THK là một bệnh khớp rất thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh THK nói chung, trong đó THK gối chiếm tới 15% dân số [2].

Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK, với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng. THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [41].

Ở Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thoái hóa khớp của bệnh viện Bạch Mai từ 1991 – 2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp [26]. Khớp gối bị thoái hóa không những làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây tổn hại kinh tế của người bệnh. Tại các nước Châu Âu chi phí trực tiếp cho điều trị THK khoảng 4.000 USD/bệnh nhân/năm [59]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 2 – 4 triệu VNĐ, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [35]. Điều trị THK gối theo Y học hiện đại (YHHĐ) bao gồm nhiều phương pháp: Không dùng thuốc, dùng thuốc, ngoại khoa.. .Mặc dù y học có những bước phát triển vượt bậc nhưng đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn THK. Hiện nay, việc điều trị THK gối chủ yếu là dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Mặc dù các nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, làm chậm quá trình THK, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như gây xuất huyết tiêu hóa, suy thận, suy gan.

Theo Y học cổ truyền (YHCT) thoái hóa khớp gối thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây nên bệnh, việc điều trị thường kết hợp cả châm cứu với dùng thuốc YHCT [5], [39]. Cấy chỉ là một phương pháp châm đặc biệt, dùng chỉ tự tiêu trong y khoa (catgut) lưu vào huyệt, để duy trì kích thích lâu dài, mục đích gây tác dụng giảm đau kéo dài hơn và liên tục hơn. Ở Việt Nam, cấy chỉ bắt đầu được ứng dụng từ năm 1971 và có tác dụng tốt với nhiều bệnh như hen phế quản, thoái hóa khớp, loét dạ dày tá tràng.. .[28].

Ở nước ta hiện nay chưa có công trình náo nghiên cứu điều trị THK gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut, đồng thời với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh” với các mục tiêu sau:

1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh.

2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU  11

1.1 Giải phẫu khớp gối  11

1.2 Chức năng khớp gối 12

1.3 Bệnh thoái hóa khớp theo Y học hiện đại  13

1.4 Bệnh thoái hóa khớp gối theo quan niệm của y học cổ truyền  20

1.5 Một số nghiên cứu về điều trị thoái hóa khớp gối ở trên thế giới

và Việt Nam 23

1.6 Về phương pháp cấy chỉ vào huyệt  25

1.7 Về bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”   31

Chương 2 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2 Phương pháp nghiên cứu  34

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 44

3.2 Kết quả nghiên cứu  50

3.3 Đánh giá tác dụng không mong muốn 58

Chương 4 . BÀN LUẬN 61

4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 61

4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân trước điều trị . 65

4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị 70

4.4. Bàn luận về phương pháp cấy chỉ 77

4.5. Bàn luận về công thức huyệt và liệu trình cấy chỉ Catgut 78

4.6. Bàn luận về tác dụng không mong muốn  81

KẾT LUẬN 83

KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Ái (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp, Luận văn thạc sĩ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 19-21.
2. Trần Ngọc Ân (2004), “Hƣ khớp”, Bệnh học nội khoa tập II, NXB Yhọc, tr. 327-342.
3. Bộ Y tế (2002), Dƣợc điển Việt Nam, xuất bản lần thứ tƣ, NXB Y học, tr. 357-534.
4. Dƣơng Kế Châu (1990), Châm cứu đại thành, Hội Y học dân tộc TP Hồ Chí Minh, Hội Y học dân tộc Tây Ninh, tr. 69-90.
5. Hoàng Bảo Châu (2006), “Chứng tý”, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, tr. 528-538.
6. Nguyến Thị Bích Đào (2001), Nghiên cứu tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt lên một số chỉ số sinh học và lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ , Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 21- 29.
7. Mai Thị Dƣơng (2006), Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 6-21.
8. Đặng Hồng Hoa (2001), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối, Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 1-5-17-28.
9. Trần Thị Minh Hoa và cộng sự (2002), “Tình hình bệnh xƣơng khớp trong cộng đồng ở hai quần thể dân cƣ Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trƣờng (Hải Dƣơng)”, Công trình nghiên cứu khoa học tập1, NXB Y học, tr. 368-374.`
10. Học Viện Y Học Cổ Truyền Trung Quốc (2000), “Những quy tắc chọn huyệt trong châm cứu”, Châm cứu học Trung Quốc, NXB Y học, tr. 206-213.
11. Nguyễn Mai Hồng (2001), Nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 1-18,
12. Nguyễn Mai Hồng và cộng sự (2006), “Xu hƣớng mới trong điều trị thoái hóa khớp”, Tạp chí Y học lâm sàng, số 8, tr. 15-19.
13. Bùi Xuân Hùng (2012), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh thoái hóa khớp gối được phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo tại bệnh viện Việt Đức, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 39-48.
14. Phạm Thị Cẩm Hƣng (2004), Đánh giá tác dụng điều trị nhiệt kết hợp vận động trong điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 3-70.
15. Cầm Thị Hƣơng (2008), Đánh giá hiệu quả của cồn đắp thuốc Boneal Cốt Thống Linh trong điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 47-67.
16. Trần Thị Thanh Hƣơng (2002) “Cấy chỉ điều trị giảm đau trong hội chứng vai gáy”, Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, số 6, tr. 38-39.
17. Nguyễn Văn Huy (2004), “Khớp gối”, Bài giảng giải phẫu học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr. 69-71.
18. Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thắng (2012), “Đặc điểm thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân đái tháo đƣờng cao tuổi” Tạp chí nghiên cứu Y học, Số đặc biệt hội nghị khoa học chào mừng 110 năm thành lập Trường Đại hoc Y Hà Nội và hội nghị Mekong Sante lần thứ III, tr. 19-23.
19. Nguyễn Nhƣợc Kim, Trần Quang Đạt (2008), “Cách chọn huyệt trong châm cứu”, Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, NXB Y học, tr. 205-218.`
20. Đinh Thị Lam (2011), Bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm Glucosamin trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 57-78.
21. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009), “Nghiên cứu hiệu quả của Glucosamin Sulfat (Viatril-S) trong điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí nội khoa, số 4, tr. 112-118.
22. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), “Thoái hóa khớp”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, NXB Y học, tr. 140-154.
23. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Ngọc Ân (2004), “Thoái hóa khớp (hƣ khớp) và thoái hóa cột sống”, Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học), NXB Y học, tr. 422-435.
24. Trần Thanh Luận (2008), Đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ của cồn thuốc đắp Boneal cốt thống linh trong thoái hóa khớp gối, Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 72-81.
25. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2010), Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối của chế phẩm Bảo Cốt Khang, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 33-60.
26. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu Hiền (2002), “Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ xƣơng khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000)”, Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3, Hội thấp khớp học Việt Nam, tr. 263-267.
27. Lê Quý Ngƣu (1997), Từ điển huyệt vị châm cứu, NXB Thuận Hóa, tr. 358-523.
28. Lê Thúy Oanh (2010), Cấy chỉ, NXB Y học, tr. 43-45, 190-191.
29. Trƣơng Thị Kiều Oanh (2011) Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật thay khớp toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 20-50.
30. Nguyễn Văn Pho (2007), Đánh giá hiệu quả của tiêm chất nhầy SodiumHyaluronate (G0-On) vào ổ khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 51-71.`
31. Nguyễn Văn Quang (2006), “Sinh cơ học khớp gối”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 10, phụ bản 2, trang 9-13.
32. Nguyễn Tài Thu (1972), Châm tê, NXB Y học, tr. 286.
33. Trần Thúy, Nguyễn Hồng Hoa, Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (2002), Đông dược, Khoa YHCT, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr. 56- 70.
34. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (1994), Y học cổ truyền (Đông y), Bộ môn YHCT dân tộc, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, NXB Y học tái bản, tr. 345-480.
35. Nguyễn Thị Mộng Trang, Lê Thị Anh Thƣ (2004), Tình hình thoái hóa khớp tại khoa nội cơ xƣơng khớp Bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm (2/2001 – 2/2004), Báo cáo khoa học hội thấp khớp học lần thứ 3. Hội thấp khớp học Việt Nam, tr. 13-18.
36. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009), Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của Atapain Cream trong điều trị thoái hóa khớp gối, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 33-50.
37. Nguyễn Hoài Trung (2003), Đánh giá kết quả PHCN, hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương chi dưới bằng vận động trị liệu, Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 53-60.
38. Trƣờng Đại Học Y Hà Nội (2005), “Cơ chế tác dụng của châm cứu”, Châm cứu, NXB Y học, tr. 180-190.
39. Trƣờng Đại Học Y Hà Nội (2006), “ Đau nhức các khớp không có nóng đỏ”, Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, tr 470-473.
40. Nguyễn Ngọc Tùng (1997), “Một vài nhận xét kết quả 100 ca cấy chỉ”, Tạp chí châm cứu, số 4, tr. 29-30

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/