KHẢO SÁT HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN CT, VỊ TRÍ ĐỘNG MẠCH TỔN THƯƠNG TRÊN CTA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ KHẢO SÁT HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN CT, VỊ TRÍ ĐỘNG MẠCH TỔN THƯƠNG TRÊN CTA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
Bs Nguyễn Quốc Phú, Bs Nguyễn Đình Kha, Bs Mai Phạm Trung Hiếu
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên CT và vị trí động mạch tổn thương trên CTA của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp; Xác định mối liên quan giữa hình ảnh tổn thương trên CT não, vị trí động mach tổn thương trên CTA não và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp khi xuất viện và sau 1 tháng với kết cục kém mRS ≥ 2.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiên trên 91 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp < 4,5 giờ tại khoa cấp cứu.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0044 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 91 bệnh nhân, độ tuổi trung bình 61,7 ± 10,1, tỷ lệ nam/ nữ là 1.9/1. Điểm NIHSS ghi nhận lúc nhập viện có trụng vị 5.0 (1.0-36.0). Có 25.3% (23/91) trường hợp có biểu hiện dấu hiệu sớm của NMN trên CT không cản quang, trong đó dấu hiệu giảm đậm độ của nhân bèo, chiểm tỷ lệ cao nhất 17.6%. Có 51.25% trường hợp hẹp tắc động mạch, trong đó hẹp tắc động mạch não giữa chiếm tỷ lệ cao nhất 43.8%. Có 42.9% (39/91) trường hợp có kết quả mRS kém ( ≥ 2 điểm) sau 1 tháng.
Kết luận: Đột quỵ thiếu máu não là bệnh lý thường gặp, trong giai đoạn cấp có thể ghi nhận dấu hiệu sớm trên CT như dấu giảm đậm độ nhân bèo, dấu “dãi băng thuỳ đảo”. Những bệnh nhân có dấu hiệu sớm trên CT nhiều khả năng tổn thương hẹp tắc động mạch nội sọ, thường gặp nhất là tổn thương động mạch não giữa. Những bệnh nhân có hẹp tắc động mạch não giữa thường có kết cục kém sau 1 tháng.
Theo tổ chức y tế thế giới, năm 2020 đột quỵ là nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong chung trên toàn cầu[13]. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 795000 người bị đột quỵ, trong đó có 690000 người (87%) bị đột quỵ thiếu máu não, khoảng 185000 người bị đột quỵ tái phát [10].
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng gia tăng từ 200/100.00 người/năm (1990) lên đến 250/100.000 người/năm (2010). Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới đột quỵ và 11.000 tử vong do đột quỵ. Trung tâm cấp cứu đột quỵ của Bệnh viện 115 ghi nhận trong các ca nhập viện do ca đột quỵ thì đột quỵ thiếu máu não chiếm tỷ lệ cao nhất (85%) và có xu hướng tăng đều qua các năm, từ 10,351 người (2016) tăng lên 11,787 (2018), đặc biệt xuất hiện những ca tuổi còn rất trẻ.
Tại Bệnh viện tim mạch An Giang tiếp nhân trung bình hàng năm khoảng 800 bệnh nhân đột quỵ, trong đó bệnh nhân bị nhồi máu não cấp chiếm khoảng 52.7%[7]. Hình ảnh tổn thương não trên CT, vị trí động mạch tổn thương trên CTA, đặc biệt những32 bệnh nhân đến sớm là thách thức của chẩn đoán xác định và tiên lượng. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hình ảnh tổn thương não trên CT, vị trí động mạch tổn thương trên CTA và mối liên quan với lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tại Bệnh Viện Tim Mạch An Giang từ tháng 4 đến tháng 10/2022”, với hai mục tiêu:
– Khảo sát các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên CT và vị trí động mạch tổn thương trên CTA của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp.
– Xác định mối liên quan giữa hình ảnh tổn thương trên CT não, vị trí động mach
tổn thương trên CTA não và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ thiếu
máu não cấp khi xuất viện và sau 1 tháng với kết cục kém (mRS ≥ 2)
Recent Comments