KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
Thái Trường Nhả, Trần Trọng Quốc Trưởng, Điêu Thanh Hùng
TÓM TẮT
Cơ sở: Trong điều trị bênh nhân suy tim phân su ̣ ất tống má u giảm (HFrEF), vẫn cò n sự khá c biêṭ giữa điều tri ̣theo khuyến cáo và thưc tế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng các thuốc ức chế hệ Renin-AngiotensinAldosterone (ACEI/ARB), chẹn Beta (BB), lợi tiểu kháng Aldosterone (MRA); ức chế thụ thể Angiotensin- Neprilysin (ARNI) và ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose 2 (SGLT-2i); tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng thuốc đạt liều đích ; tỷ lệ một số tác dụng không mong muốn (ADR) của thuốc trong điều trị HFrEF.

MÃ TÀI LIỆU

 DTCCS.2022.0057

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%), đang điều trị Bênh vi ̣ ên Tim m ̣ ạch An Giang, từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2022.
Kết quả: 125 bệnh nhân được vào nghiên cứu. Có 97,6% bệnh nhân điều trị với ít nhất 1 trong 4 nhóm thuốc (ACEI/ARB/ARNI; BB ; MRA; SGLT-2i). Tỷ lệ sử dụng ACEI/ARB/ARNI, BB, MRA, SGLT-2i lần lượt là 93,6%, 30,4%, 77,6% và 61,6%. Tỷ lê ̣ đat [< 25% li ̣ ều đích] lần lượt: ACEI/ARB/ARNI (22,2%); BB (78,9%). Tỷ lê ̣ đat [25 ̣ - 49% liều đích] lần lượt: ACEI/ARB/ARNI (50,4%); BB (18,4%) và MRA (1,1%). Tỷ lê ̣đaṭ [≥ 50% liều đích] lần lượt: ACEI/ARB/ARNI (27%); MRA (98,9%). Tỷ lệ ADR là: hạ huyết áp tư thế (5,7%), tăng kali máu (5,1%), suy giảm chức năng thận (4,1%), rối loạn nhịp chậm (5,3%) và nhiễm trùng đường tiểu (1,3%).
Kết luận: 97,6% bệnh nhân đã được điều trị với ít nhất một trong bốn nhóm thuốc (ACEI/ARB/ARNI; BB ; MRA; SGLT-2i). Tỷ lệ sử dụng ACEI/ARB/; ARNI; BB; MRA; SGLT-2i lần lượt là 91,2%; 2,4%; 30,4%, 77,6% và 61,6%. Có 15,2% bệnh nhân được sử dụng phối hợp cả 4 nhóm thuốc.

Suy tim là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, bệnh suất và tử suất còn cao, với tỉ lệ sống còn 5 năm sau nhập viện vì suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) chỉ khoảng 25% [12]. Ước tính hiện có khoảng 30 triệu người trên thế giới bị suy tim [8]. Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 6,5 triệu người mắc suy tim và khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện hằng năm, trong đó có khoảng 50% trường hợp HFrEF [9]. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Suy tim vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong và nhập viện trên toàn thế giới. Các phương pháp điều trị bằng thuốc theo các khuyến cáo trên bệnh nhân HFrEF đã làm giảm tỷ lệ tử vong. Trong đó có bốn nhóm thuốc nền tảng được xem giúp cải thiện được tử vong và nhập viện do suy tim được Hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo năm 2021bao gồm: nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE-I)/ ức chế kép angiotensin và neprilysin (ARNI) /chẹn thụ thể angiotensin (ARB); nhóm chẹn beta (BB); nhóm đối kháng thụ thể aldosterone (MRA) và nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose 2 (SGLT-2i). Trong thực hành lâm sàng, vẫn còn sự khác biêṭ trong điều tri ̣ bênh nhân suy tim phân su ̣ ất tống máu giảm theo khuyến cáo và thưc t ̣ ế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Tim mạch An Giang” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tỷ lệ sử dụng 4 nhóm thuốc nền tảng trong HFrEF.
2. Tỷ lệ một số tác dụng phụ của thuốc trong điều trị HFrEF

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/