Nghiên cứu mô hình rối loạn phát triển giới tính và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng không nhạy cảm androgen

Luận văn Nghiên cứu mô hình rối loạn phát triển giới tính và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng không nhạy cảm androgen.Rối loạn phát triển giới tính (Disorders of sex development- DSD) là tình trạng bẩm sinh trong đó nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, giải phẫu của bộ phận sinh dục không điển hình [41]. Thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho những thuật ngữ trước đây như mơ hồ giới tính, lưỡng giới, giả lưỡng giới, chuyển giới do những thuật ngữ trên có thể gây hiểu nhầm cho nhân viên y tế và gia đình bệnh nhân.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00237

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Rối loạn phát triển giới tính là loại dị tật bẩm sinh ít gặp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/4.500 – 1/5.000 trẻ đẻ ra sống [76], [80]. Mặc dù bệnh hiếm gặp nhưng lại gây nhiều khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bệnh còn gây ra những sang chấn tinh thần, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt của người bệnh và cũng gây nên tâm lý nặng nề cho cả gia đình bệnh nhân. Những bệnh nhân này thường khó hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và cũng khó có khả năng xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng [7].

Rối loạn phát triển giới tính được phân loại dựa theo NST giới tính, mô học tuyến sinh dục và kiểu hình [41]. Theo phân loại Chicago 2006, DSD được chia thành ba loại: DSD do NST giới tính, rối loạn phát triển giới tính 46,XX (46,XX DSD) và rối loạn phát triển giới tính 46,XY (46,XY DSD) [41], [60]. Phân loại này thể hiện được một cách khá rõ ràng căn nguyên di truyền kết hợp với kiểu hình và đã tỏ ra có ưu điểm so với phân loại trước đây khi phân thành lưỡng giới thật, lưỡng giới giả nữ và lưỡng giới giả nam.

Trong số những nguyên nhân gây rối loạn phát triển giới tính, những nguyên nhân phổ biến nhất là hội chứng Turner, tăng sản thượng thận bẩm sinh và hội chứng không nhạy cảm androgen (Androgen insensivity syndrome- AIS) [69]. Hội chứng không nhạy cảm androgen đã được mô tả lần đầu tiên bởi John Morris năm 1953 [15]. Lúc đầu hội chứng này được gọi là tinh hoàn nữ hóa, về sau gọi là hội chứng không nhạy cảm androgen.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình các rối loạn phát triển giới tính nói chung và những đặc điểm lâm sàng, di truyền của hội chứng không nhạy cảm androgen nói riêng. Ở Việt Nam, hiện có rất ít nghiên cứu về hội chứng không nhạy cảm androgen và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về mô hình các rối loạn phát triển giới tính.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu mô hình rối loạn phát triển giới tính và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng không nhạy cảm androgen”.

Đề tài được tiến hành với 2 mục tiêu:

1. Xác định mô hình các rối loạn phát triển giới tính theo phân loại

Chicago năm 2006 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.  Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng không nhạy

cảm Androgen.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 8

1.1. Rối loạn phát triển giới tính 8

1.1.1. Thuật ngữ và định nghĩa 8

1.1.2. Quá trình hình thành giới tính 9

1.1.3. Các yếu tố quyết định giới tính 10

1.1.4. Sự hình thành giới tính ở bào thai nam 16

1.1.5. Sự hình thành giới tính ở bào thai nữ 17

1.1.6. Sự hình thành kiểu hình của giới và các hormon sinh dục 18

1.1.7. Phân loại rối loạn phát triển giới tính 20

1.1.8. Triệu chứng lâm sàng 25

1.1.9. Xét nghiệm 26

1.1.10. Điều trị 27

1.2. Hội chứng không nhạy cảm androgen 28

1.2.1. Vài nét đại cương 28

1.2.2. Căn nguyên di truyền 28

1.2.3. Cơ chế bệnh sinh 30

1.2.4. Đặc điểm lâm sàng 31

1.2.5. Xét nghiệm 33

1.2.6. Tiền sử gia đình 33

1.2.7. Điều trị 33

1.3. Tình hình nghiên cứu DSD và AIS ở Việt Nam 34

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu 35

2.2. Thời gian nghiên cứu 36

2.3. Thiết kế nghiên cứu 36

2.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá 36

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 42

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1. Mô hình rối loạn phát triển giới tính 39

3.1.1. Phân bố nhóm bệnh nhân rối loạn phát triển giới tính 44

3.1.2. Rối loạn phát triển giới tính 46,XY 40

3.1.3. Rối loạn phát triển giới tính 46,XX 42

3.1.4. Rối loạn phát triển giới tính do bất thường nhiễm sắc thể giới tính.. 44

3.2. Hội chứng không nhạy cảm androgen 48

3.2.1. Phân bố thể bệnh AIS 48

3.2.2. Đặc điểm về tuổi ở bệnh nhân AIS 48

3.2.3. Lí do đến khám 49

3.2.4. Tiền sử gia đình ở bệnh nhân AIS 50

3.2.5. Đặc điểm kiểu hình bộ phận sinh dục ở bệnh nhân AIS 50

3.2.6. Đặc điểm vị trí tinh hoàn ở bệnh nhân AIS 51

3.2.7. Đặc điểm hormon ở bệnh nhân AIS 51

3.2.8. Đặc điểm kiểu gen ở các bệnh nhân AIS 52

3.2.9. Điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân AIS 53

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61

4.1. Mô hình rối loạn phát triển giới tính 61

4.1.1. Mô hình chung của nhóm rối loạn phát triển giới tính 61

4.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân 46,XY DSD 61

4.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân 46,XX DSD 64

4.1.4. Đặc điểm phân bố nhóm bệnh nhân DSD do bất thường NST

giới tính 67

4.2. Hội chứng không nhạy cảm androgen 68

4.2.1. Phân bố thể bệnh AIS 68

4.2.2. Đặc điểm về tuổi ở bệnh nhân AIS 68

4.2.3. Lí do đến khám 69

4.2.4. Tiền sử gia đình ở bệnh nhân AIS 69

4.2.5. Đặc điểm kiểu hình bộ phận sinh dục ở bệnh nhân AIS 70

4.2.6. Đặc điểm vị trí tinh hoàn ở bệnh nhân AIS 70

4.2.7. Đặc điểm hormon ở bệnh nhân AIS 71

4.2.8. Đặc điểm kiểu gen ở các bệnh nhân AIS 71

4.2.9. Điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân AIS 72

KÉT LUẬN 73

KHUYÉN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIÊNG VIỆT
1. Bộ môn mô học- phôi thai học (2009), Phôi thai học hệ sinh sản, Phôi thai học người, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, tr. 96¬99.
2. Trịnh Văn Bảo, Phan Thị Hoan, Nguyễn Văn Rực (2011), Bệnh học nhiễm sắc thể, Di truyền y học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 52¬55.
3. Vũ Chí Dũng (2012), Các đột biến của gen AR và kiểu hình của các bệnh nhân mắc hội chứng không nhạy cảm Androgen, Hội nghị quốc tế dị tật bẩm sinh, Hội nghị Mekong Santé, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 3-5.
4. Phạm Thị Minh Đức (2001), Sinh lý sinh sản, Sinh lý học tập 2, Nhà xuất bản y học, tr. 515-560.
5. Phan Thị Hoan (2001), Nghiên cứu tần suất và tính chất di truyền của một số nhóm dị tật bẩm sinh của một số nhóm dân cư bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Đỗ Kính (2001), Phôi thai học hệ sinh sản, Phôi thai học người, Nhà xuất bản y học, tr. 578-580.
7. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Tân Sinh (1995), “Phân loại, chẩn đoán và điều trị tình trạng mơ hồ giới tính ở trẻ em”, Tạp chí Nhi khoa, tập 4, số 1, tr. 43-48.
8. Nguyễn Khánh Linh (2009), “Hội chứng không nhạy cảm androgen”, Nội san y học sinh sản, số 11, quý III, tr. 13-20.
9. Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoàn, Vũ Chí Dũng (2004), “Hội chứng không nhạy cảm androgen ở trẻ em”, Tạp chí y học thực hành, số 495, tr. 228-230.
10. Nguyễn Thanh Thúy (2003), Ứng dụng kỹ thuật PCR tìm TDF trong chẩn đoán bệnh nhân chưa rõ giới tính, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/