NGHIÊN CÚU TÍNH ĐA HÌNH THÁI CỦA MỘT số GEN NHẠY CẢM TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Luận án NGHIÊN CÚU TÍNH ĐA HÌNH THÁI CỦA MỘT số GEN NHẠY CẢM TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG.Trong thế giới sinh vật luôn xảy ra các cuộc đấu tranh sinh tổn. Trong cuộc đấu tranh này, mọi sinh vật có nhiều biên pháp để duy trì tính toàn vẹn của bản thân cơ thể chúng, chống lại các tác nhân ngoại lai, một trong những phương thức bảo vê có hiệu quả đó là đáp ứng miễn dịch. Như vậy, đáp ứng miễn dịch là một phương cách hữu hiệu giúp cho sinh vật có thể bảo vệ tính toàn vẹn của bản thân.
Đáp ứng miễn dịch về cơ bản là có lợi cho cơ thể, đáp ứng này chỉ trở nên bất lợi (gọi là bệnh lí miễn dịch) khi bị rối loạn. Bệnh lí miễn dịch được chia ra thành 3 dạng: quá mẫn, suy giảm và tự miễn.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2006.00803 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Như vậy, tự miễn là một trong ba nhóm bệnh lí miễn dịch, được đặc trưng bởi sự xuất hiện các tự kháng thể chống lại các cấu thành của chính bản thân. Danh sách các bệnh tự miễn ngày càng được phát hiện nhiều hơn tạo thành một phổ rộng từ các bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan đến các bệnh tự miễn toàn thân, trong đó lupus ban đỏ hệ thống (SLE: systemic lupus erythematosus) là một bệnh tự miễn toàn thân điển hình.
Lịch sử nghiên cứu về các bệnh tự miễn nói chung và SLE nói riêng có thể được chia thành 3 giai đoạn lớn.
– Giai đoạn 1: phát hiện ra các tự kháng thể hoà tan.
– Giai đoạn 2: phát hiện ra các tế bào T và B tự phản ứng.
– Giai đoạn 3: phát hiện mối liên quan với cơ địa và các gen nhạy cảm.
Việc phát hiện ra các tự kháng thể hoà tan rổi các tế bào T và B tự phản ứng đã phần nào hé mở cơ chế bệnh sinh của nhóm bệnh tự miễn. Nhưng một vấn đề cơ bản vẫn chưa được lí giải đầy đủ, đó là vì sao các tế bào T và B đã bất hoạt nay lại được hoạt hoá trở lại. Chính vì vậy một hướng nghiên cứu mới được đặt ra cho các nhà khoa học là tìm hiểu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh ở mức đô gen học. Trước hết là những hiểu biết về vấn đề cơ địa, tức là vai trò của các locus gen thuộc hê thống HLA (human leukocyte antigen) trong cơ chế bênh sinh của bênh. Sau đó, trong những năm gần đây, người ta nói nhiều và tập trung tìm hiểu về vai trò của các gen nhạy cảm với bênh. Đó là các gen mã hoá cho các thành phần tham gia trong cơ chế bênh sinh của bênh tự miễn, ví dụ receptor dành cho phần Fc của IgG (FcyR), các cấu thành của hê thống bổ thể, các cytokin liên quan trong phản ứng viêm (TNF, IL-10…).
Đã có những bằng chứng đáng kể cho thấy sự xuất hiên của SLE có một cơ sở gen học rất rõ rêt. Vấn đề này có thể được lí giải thông qua việc phân tích gen, vì một số gen hướng tới lupus sẽ có liên quan với các hiên tượng miễn dịch then chốt trong quá trình bênh lí. Vì vậy, viêc nhận biết các gen nhạy cảm với lupus trong hầu hết các trường hợp sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về sự xuất hiên hiên tượng tự miễn và nguyên nhân của bênh tự miễn [113].
Cho tới nay, ở Viêt nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của tự kháng thể hoà tan và vai trò của các lympho bào tự phản ứng trong cơ chế bênh sinh của SLE [4], [6], [7], [8], [9]. Nhưng theo chúng tôi được biết thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về SLE ở mức độ gen học, chưa có tài liêu nào được công bố về vai trò của HLA và các gen nhạy cảm khác trong cơ chế bênh sinh của SLE.
Vì vậy, chúng tôi thực hiên đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả tần suất typ gen và alen của mọt số gen nhạy cảm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở người Kinh Việt nam.
2. Nhận xét sự phân bố tần suất typ gen và alen của mọt số gen nhạy cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống người Kinh Việt nam.
Recent Comments