Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tạo hình niệu đạo trong bệnh lý lỗ tiểu lệch thấp tại bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2023
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tạo hình niệu đạo trong bệnh lý lỗ tiểu lệch thấp tại bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2023.Lỗ tiểu lệch thấp (Hypospadias) (LTLT) là một dị tật thường gặp ở trẻ trai, phát triển đặc trưng bởi lỗ niệu đạo mở ra trên bề mặt bụng dương vật đến gần cuối qui đầu. Lỗ tiểu có thể được đặt ở bất cứ vị trí nào dọc theo trục của dương vật từ quy đầu đến đáy chậu [1], theo nhiều nghiên cứu gần đây tỷ lệ gặp bệnh khoảng 1/300 trẻ trai mới sinh và đang có xu hướng tăng dần.
Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiểu tiện, tình dục do vậy đã gây ra những tác động xấu đến sự phát triển tâm lý bệnh nhân và gia đình. Phẫu thuật điều trị lỗ tiểu lệch thấp là một trong những phẫu thuật khó, dễ thất bại hoặc để lại di chứng cần phải sửa chữa nhiều lần, gây tốn kém và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhi. Các phương pháp điều trị dị tật này xuất hiện từ khá sớm, cho đến nay có tới hơn 300 phương pháp phẫu thuật đã được mô tả [1]. Tuy nhiên cho đến nay việc điều trị lỗ tiểu lệch thấp vẫn là một thách thức trong các phẫu thuật dị tật tiết niệu ở trẻ em vì tỷ lệ biến chứng còn cao.
MÃ TÀI LIỆU
|
NCKHCS.0004 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Mục tiêu của phẫu thuật là đưa miệng sáo niệu đạo ra đỉnh dương vật giúp trẻ có thể đi tiểu được ở tư thế đứng, tái tạo lại hình thái của dương vật và trong một số trường hợp nặng nhằm cải thiện chức năng hoạt động tình dục.
Trên thế giới, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về phẫu thuật điều trị lỗ tiểu lệch thấp, đưa ra những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Năm 2015, Yichen Huang và CS thống kê qua 30 trường hợp LTLT thể gần có cong DV nặng bằng kĩ thuật cuộn ống tại chỗ sử dụng vạt đảo da niêm mạc bao quy đầu xoay ngang cho kết quả tương đối tốt, sau phẫu thuật không phát hiện trường hợp nào hẹp niệu đạo, rò niệu đạo 18,7%. Năm 2018, Omar và CS đã sử dụng kỹ thuật vạt hình đảo da niêm mạc bao quy đầu có cuống mạch, tác giả kết luận kỹ thuật này phù hợp để giảm tý lệ hoại tử da.8
Tại Việt Nam, LTLT thể giữa dương vật cũng được một số tác giả nghiên cứu và đánh giá sau phẫu thuật. Năm 2018, Phạm Ngọc Thạch và Lê Tấn Sơn nghiên cứu “Điều trị lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau DV với kỹ thuật Snodgrass”. Kết quả: tỷ lệ rò niệu đạo là 20,5%; hẹp miệng sáo là 2,1%. Năm 2019, Châu Văn Việt Nghiên cứu trên 86 bệnh nhân LTLT thể thân dương vật sử dụng kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang, kết quả có tỷ lệ phẫu thuật thành công 86,3%, tỷ lệ phẫu thuật thất bại 16,3%.
Tại khoa Ngoại Nhi bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ nhiều bệnh nhân đã được phẫu thuật điều trị lỗ tiểu lệch thấp. Để các phẫu thuật viên có cái nhìn sâu hơn về các đặc điểm lâm sàng, cũng như lựa chọn kỹ thuật tạo hình thích hợp nhằm đạt kết quả tối ưu trong phẫu thuật đối với LTLT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tạo hình niệu đạo trong bệnh lý lỗ tiểu lệch thấp tại bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2023”, nhằm mục tiêu:
1, Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lỗ tiểu lệch thấp được phẫu thuật tại bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2023.
2, Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp tại bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………… 9
1.1. Định nghĩa và phân loại lỗ tiểu lệch thấp…………………………………………. 9
1.2. Phôi thai học hình thành bộ phận sinh dục ngoài ở nam …………………… 12
1.3. Giải phẫu dương vật …………………………………………………………………… 14
1.4. Giải phẫu bệnh lỗ tiểu lệch thấp …………………………………………………… 19
1.5. Tổng quan về phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp – kỹ thuật Duckett……………. 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………. 31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………… 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………………………. 31
2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu ………………………………………………………. 32
2.5. Quy trình phẫu thuật…………………………………………………………………… 35
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu …………………………………………… 38
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………… 39
2.8. Kế hoạch nghiên cứu ………………………………………………………………… 40
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………… 41
3.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………………. 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….. 43
3.3. Kết quả phẫu thuật……………………………………………………………………… 49
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN ………………………………………………… 52
Dựa theo kết quả nghiên cứu……………………………………………………………… 52
4.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………………. 52
4.1.1. Tuổi phẫu thuật, tư vấn độ tuổi PT, phân bố địa dư, hoàn cảnh phát hiện
LTLT …………………………………………………………………………………………….. 52
4.1.2. Các dị tật khác ………………………………………………………………………… 534
4.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….. 54
4.2.1. Chiều dài dương vật ………………………………………………………………… 54
4.2.2. Tình trạng da bao quy đầu ………………………………………………………… 54
4.2.3. Hình thái bao quy đầu………………………………………………………………. 55
4.2.4. Tình trạng lỗ tiểu…………………………………………………………………….. 55
4.2.5. Xoay trục dương vật………………………………………………………………… 56
4.2.6 Cong dương vật trước phẫu thuật và sau phẫu thuật ………………………. 56
4.2.7. Thời gian phẫu thuật trung bình theo nhóm tuổi …………………………… 57
4.2.8. Chiều dài đoạn niệu đạo thiếu trước và sau dựng thẳng DV
4.2.9. Da che phủ dương vật………………………………………………………………. 59
4.3. Kết quả phẫu thuật LTLT. …………………………………………………………… 59
4.4. Biến chứng sau mổ…………………………………………………………………….. 61
2. Kết quả phẫu thuật ……………………………………………………………………….. 65
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………… 15
DANH MỤC HINH
Hình 1.1. Đề xuất phân loại các thể LTLT và dị tật liên quan………………….. 10
Hình 1.2. Phân loại lỗ tiểu lệch thấp John Duckett ………………………………… 12
Hình 1.3. Phân loại LTLT theo Lars Avellán ……………………………………….. 12
Hình 1.4. Sự tạo ra bộ phận sinh dục ngoài ở nam…………………………………. 13
Hình 1.5. Động mạch cấp máu cho dương vật ………………………………………. 15
Hình 1.6. Động mạch cấp máu cho da dương vật và quy đầu ………………….. 15
Hình 1.7. Kết thúc động mạch vào quy đầu …………………………………………. 16
Hình 1.8. Động mạch cấp máu cho da dương vật và quy đầu …………………. 16
Hình 1.9. Mạch máu và thần kinh đáy chậu nam ………………………………….. 17
Hình 1.10. Động mạch cấp máu sâu cho DV ………………………………………… 18
Hình 1.11. Vết rạch vạt cuống nhỏ có sự cấp máu nguyên vẹn………………… 19
Hình 1.12. Sự hình thành LTLT …………………………………………………………. 20
Hình 1.13. Phôi thai sự phát triển bộ phận sinh dục ngoài lúc 10 tuần………. 21
Hình 1.14. Lệch lỗ tiểu trong LTLT ……………………………………………………. 22
Hình 1.15. Bao quy đầu trong LTLT …………………………………………………… 23
Hình 1.16. Kỹ thuật MAGPI ……………………………………………………………… 2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá kết quả điều trị Lỗ tiểu lệch thấp theo HOSE
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo về tuổi, hoàn cảnh phát hiện… 41
Bảng 3.2. Dị tật khác kèm theo ………………………………………………………….. 42
Bảng 3.3. Tiền sử gia đình ………………………………………………………………… 42
Bảng 3.4. Tư vấn độ tuổi phẫu thuật……………………………………………………. 43
Bảng 3.5. Chiều dài trung bình dương vật theo nhóm tuổi………………………. 43
Bảng 3.6. Vị trí lỗ tiểu trước mổ…………………………………………………………. 44
Bảng 3.7. Độ cong dương vật trước mổ……………………………………………….. 44
Bảng 3.8. tình trạng lỗ tiểu và xoay trục dương vật ……………………………….. 45
Bảng 3.9. Tình trạng bao quy đầu trước mổ …………………………………………. 45
Bảng 3.10. Hình dạng bao quy đầu……………………………………………………… 46
Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật trung bình …………………………………………. 46
Bảng 3.12. Độ cong dương vật sau phẫu thuật ……………………………………… 47
Bảng 3.13. Vị trí lỗ tiểu sau khi dựng thẳng dương vật ………………………….. 47
Bảng 3.14. Chiều dài đoạn niệu đạo còn thiếu………………………………………. 48
Bảng 3.15. Tình trạng da che phủ dương vật ………………………………………… 48
Bảng 3.16. Kết quả phẫu thuật theo HOSE…………………………………………… 49
Bảng 3.17. Biến chứng sớm trong thời gian hậu phẫu ……………………………. 49
Bảng 3.18. Đánh giá rò niệu đạo khi khám lại………………………………………. 50
Bảng 3.19. Đánh giá hẹp niệu đạo khi khám lại ……………………………………. 5
Recent Comments