Xác định người lành mang gen và chẩn đoán truớc sinh bệnh thoái hóa cơ tủy
Luận án Xác định người lành mang gen và chẩn đoán truớc sinh bệnh thoái hóa cơ tủy.Bệnh thoái hóa cơ tủy (SMA-Spinal Muscular Atrophy) được mô tả đầu tiên bởi nhà thần kinh học Guido Werdnig, người Australia. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh cơ di truyền thường gặp với tần xuất bệnh khá cao ở Việt Nam và thế giới, tỷ lệ mắc bệnh (1/10.000-1/25.000) [8], [50], [77]. SMA là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể (NST) thường số 5. Đột biến gen gây thoái hóa tuần tiến tế bào thần kinh sừng trước tủy sống dẫn đến suy yếu và thoái hóa đối xứng gốc chi [50]. Trên lâm sàng, bệnh nhân giảm vận động tiến triển với các đặc trưng nhược cơ đối xứng gốc chi, trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, lưỡi rung, biến dạng lồng ngực và cứng khớp. Đặc điểm khác biệt so với một số bệnh lý thần kinh cơ di truyền khác bệnh nhân SMA không có biểu hiện rối loạn cơ tròn hoặc rối loạn cảm giác, trí tuệ phát triển bình thường. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trên lâm sàng và tuổi xuất hiện, bệnh SMA được chia làm 3 typ, trong đó typ I và typ II là thể bệnh rất nặng chiếm 3/4 các trường hợp, bệnh nhân thường tử vong sớm trong năm đầu tiên sau sinh hoặc muộn hơn ở lứa tuổi đi học do biến chứng viêm phổi và suy hô hấp [9].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00270 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Bệnh SMA có biểu hiện bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề, bệnh không chỉ là nỗi thống khổ của bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguyên nhân gây bệnh SMA là do đột biến gen SMN1 (survival motor neuron), rất nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 94% bệnh nhân SMA có đột biến xoá đoạn exon 7, exon 8 gen SMN1; khoảng 5-6% có đột biến điểm trên gen SMN1 [8], [120], [122]. Đột biến xóa đoạn là dạng đột biến dễ xác định, đột biến điểm khó xác định hơn do các dạng đột biến này không tập trung vào một số vị trí đặc hiệu mà nằm rải rác khắp chiều dài của gen.
Bệnh SMA có tỷ lệ người lành mang gen bệnh cao (1/50), nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng cũng rất lớn (1/10.000 trẻ). Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có biện pháp làm giảm sự tiến triển của bệnh. Bởi vậy, việc chan đoán người lành mang gen bệnh, chan đoán trước sinh đang được ưu tiên lựa chọn, nhờ đó có thể tư vấn cho người mẹ có giải pháp thích hợp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng [8], [11], [13].
Các nghiên cứu về bệnh SMA trên thế giới đã thu được nhiều kết quả mang tính đột phá, từng bước làm sáng tỏ cơ chế phân tử của bệnh, tiến tới liệu pháp điều trị gen. Đây là công việc rất khó khăn, hầu hết các kết quả về liệu pháp điều trị gen mới chỉ đạt được mức độ nghiên cứu trên tế bào và trên động vật thử nghiệm, nhưng mở ra nhiều triển vọng điều trị bệnh SMA. Tuy vậy, các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh SMA đều thống nhất quan điểm rằng, cho tới khi chưa tìm ra được phương pháp điều trị có hiệu quả thì những nỗ lực nghiên cứu nhằm chẩn đoán bệnh, phát hiện người lành mang gen bệnh trong gia đình bệnh nhân và chẩn đoán trước sinh những thai phụ có nguy cơ cao để tư vấn di truyền là biện pháp cơ bản phòng ngừa bệnh SMA. Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Xác định đôt biến xóa đoan exon 7, exon 8 gen SMN1 ở bênh nhân SMA.
2. Phát hiện người lành mang gen bệnh (bố, mẹ và anh, chị, em ruột) trong gia đình bệnh nhân đã được xác định có đột biến xóa đoạn exon 7, exon 8 gen SMN1.
3. Bước đầu chẩn đoán trước sinh cho thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị bệnh SMA.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh 3
1.2. Đặc điểm của bệnh SMA 4
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 4
1.2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng 9
1.2.3. Tần suất mắc bệnh SMA 10
1.2.4. Di truyền học và bệnh học phân tử bệnh SMA 10
1.2.5. Điều trị bệnh SMA 18
1.2.6. Phòng bệnh SMA 22
1.3. Các phương pháp phát hiện đột biến gen SMN1 22
1.3.1. PCR đơn mồi 22
1.3.2. PCR- Single Strand Conformation Polymorphism 23
1.3.3. Phương pháp PCR – Restriction Fragment Length Polymorphism 24
1.3.4. Real – time PCR 24
1.3.5. Kỹ thuật MLPA 26
1.3.6. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp biến tính 27
1.3.7. Kỹ thuật giải trình tự gen bằng máy tự động 27
1.4. Chẩn đoán trước sinh bệnh SMA 28
1.4.1. Phương pháp chẩn đoán trước sinh lấy mẫu can thiệp thai 28
1.4.2. Phương pháp lấy mẫu không can thiệp thai 30
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh SMA ở Việt Nam 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu và hóa chất 39
2.2.1. Trang thiết bị nghiên cứu 39
2.2.2. Hóa chất nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.3.2. Quy trình lấy mẫu 42
2.3.3. Quy trình tách chiết DNA từ máu ngoại vi và từ tế bào ối 43
2.3.4. Xác định đột biến xóa đoạn exon 7, exon 8 trên gen SMN1 44
2.3.5. Phát hiện người lành mang gen bệnh bằng kỹ thuật MLPA 46
2.3.6. Chẩn đoán trước sinh bệnh SMA 50
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Kết quả tách chiết DNA 55
3.2. Kết quả xác định đột biến exon 7, exon 8 của gen SMN1 56
3.2.1. Kết quả xác định đột biến xóa đoạn exon 7 gen SMN1 56
3.2.2. Kết quả xác định đột biến xóa đoạn exon 8 gen SMN1 58
3.2.3. Kết quả bệnh nhân có đột biến exon 7 mà không có đột biến exon 8
gen SMN1 59
3.2.4. Kết quả về tỷ lệ đột biến xóa đoạn exon 7, exon 8 của gen SMN1 ….60
3.2.5. Kết quả phân bố exon bị đột biến 61
3.3. Kết quả xác định người lành mang gen bệnh 61
3.3.1. Kết quả phân tích nhóm đối chứng 61
3.3.2. Kết quả phân tích gen của các gia đình bệnh nhân SMA 62
3.3.3. Kết quả phát hiện người lành mang gen bệnh 70
3.4. Kết quả chẩn đoán trước sinh bệnh SMA 71
3.4.1. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 1 71
3.4.2. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 2 73
3.4.3. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 3 75
3.4.4. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 4 77
3.4.5. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 5 79
3.4.6. Kết quả chẩn đoán trước sinh thai phụ số 6 81
3.5. Kết quả chẩn đoán sau sinh 83
Chương 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Về quy trình kỹ thuật tách chiết DNA từ máu ngoại vi và tế bào ối …84
4.2. Về kết quả xác định đột biến xóa đoạn gen SMN1 87
4.3. Về kết quả xác định người lành mang gen bệnh 98
4.4. Về kết quả chẩn đoán trước sinh bệnh SMA 105
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 113
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thị Hương Lan, Trần Vân Khánh, Nguyễn Thị Hà, Tạ Thành Văn (2011) “Xác định đột biến xóa đoạn gen SMN1 gây bệnh thoái hóa cơ tủy” , Tạp chí Yhọc Việt Nam,(1), 377,tr. 51-54.
2. Lê Thị Hương Lan, Trần Vân Khánh, Nguyễn Thị Hà, Tạ Thành Văn (2011), “Bước đầu thực hiện chẩn đoán trước sinh bệnh Thoái hóa cơ tủy ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 72, (1), tr. 6-10.
3. Lê Thị Hương Lan, Trần Vân Khánh, Nguyễn Thị Hà, Tạ Thành Văn, Vũ Chí Dũng (2011), “Phát hiện người lành mang gen bệnh SMA bằng phương pháp multiplex ligation-dependent probe amplification”, Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 74, (3), tr. 21-25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trịnh Văn Bảo, Phan Thị Hoan, Trần Đức Phấn (2008), “Bất thường bẩm sinh”, Di truyền Y học, Nhà xuất bản giáo dục, tr. 201-11.
2. Bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường Đại học Y Hà Nội (2005),
“Di truyền y học”, Nhà xuất bản Y học, tr. 20-61, 62-90, 158-18.
3. Trần Danh Cường (2009), “Một số nhận xét về kết quả chọc hút
nước ối trong chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương”, Hội nghị sản phụ khoa Việt- Pháp, tr. 297-331.
4. Hồ Huỳnh Thùy Dương (1998),” Các phương pháp lai phân tử”, Sinh học phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 149-62.
5. Nguyễn văn Đông (2007), “Khảo sát tình hình thai dị dạng của các bà mẹ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong 3 năm 2001-2003”, Hội nghị sản phụ khoa Quốc tế, tr. 17-23.
6. Nguyễn Thị Hoàn, Vũ Trí Dũng, Bùi Phương Thảo (2003) “Các thể lâm sàng, chẩn đoán di truyền phân tử và tương quan giữa kiểu đột biến ở các thể lâm sàng của SMA”, Nhi khoa, (16).
7. Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Ngọc Lan, Trần Thị lan Anh, Nguyễn Việt Hùng, Trịnh văn Bảo, Hoàng Thu lan và cộng sự (2006), “Định lượng AFP, Beta HCG, UE3 trong huyết thanh mẹ đẻ sàng lọc trước sinh những thai nhi dị tật bẩm sinh”, tạp trí nghiên cứu
Y học, phụ trương 40.
8. Nguyễn Ngọc Khánh (2005),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh SMA”, luận văn thạc sỹ Y học, Đại học
Y Hà Nội.
9. Lê Minh (2003) Bệnh teo cơ tủy sống type III “Nhận xét về hai trường hợp và điểm lại y văn”, Y Học TP Hồ Chí Minh, tập san đặc biệt về thần kinh, tập 7, số 4, tr: 150-155.
10. Khuất Hữu Thanh (2006) ,”Một số phương pháp cơ bản sử dụng trong kỹ thuật gen”, cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật gen, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr.137-64.
11. Nguyễn Văn Thanh (2006), “Sinh học phân tử”, nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.192-203.
12. Nguyễn Thị Băng Sương (2009) “Xác định đột biến mất đoạn gen Dystrophin gây bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở mức độ mRNA và phát hiện người lành mang gen bệnh”, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr.5-37.
13. Phạm Hùng Vân (2009), ” PCR và real time PCR các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường gặp”, nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 34-80.
14. Tạ Thành Văn (2010), “PCR và một số kỹ thuật sinh học phân tử”, nhà xuất bản Y học, tr 28-97.
15. Tạ Thành Văn (2011), ” Bệnh học phân tử”, nhà xuất bản Y học, tr 26-40.
Recent Comments